Báo Đồng Nai điện tử
En

1.169 ứng viên đã được xét duyệt tham gia đào tạo sau đại học

05:08, 15/08/2014

(ĐN)- Sáng 14-8, tại Sở KHCN, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình đào tạo sau đại học thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

(ĐN)- Sáng 14-8, tại Sở Khoa học-công nghệ, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình đào tạo sau đại học thuộc Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

Đồng chí Đặng Mạnh Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả cao.
Đồng chí Đặng Mạnh Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề xuất những giải pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực đạt kết quả cao.

Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh có 1.374 ứng viên đăng ký tham gia đào tạo sau đại học và đã có 1.169 ứng viên được xét duyệt. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là ứng viên trong độ tuổi trung niên (44,5%), tiếp đó là thanh niên (42,3%), còn lại là ứng viên trên 40 tuổi.

3 loại hình đào tạo sau đại học được triển khai là đào tạo trong nước, liên kết đào tạo và đào tạo toàn phần ở nước ngoài với các loại trình độ: thạc sĩ, chuyên khoa 1, tiến sĩ, chuyên khoa 2 và tạo nguồn. Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến nay là 48,6 tỷ đồng.

Những ngành nghề đào tạo gồm: khoa học tự nhiên (233 người), khoa học kỹ thuật (151), khoa học giáo dục (317), khoa học y dược (184), khoa học nông nghiệp (55), khoa học pháp lý (94), khoa học xã hội nhân văn (39), kinh tế- quản lý (88) và khoa học quân sự (8). Tính đến hết tháng 7-2014, toàn tỉnh có 611 học viên tốt nghiệp gồm 4 tiến sĩ, 455 thạc sĩ, 106 chuyên khoa I và 46 chuyên khoa II.

Kết luận tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Văn hóa-xã hội, HĐND tỉnh cho rằng, tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa I, II chưa đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đề ra, Ban chủ nhiệm chương trình và ngành y tế cần tích cực có biện pháp thu hút, khuyến khích đội ngũ y, bác sĩ tham gia. Đồng thời, cần tìm ra nguyên nhân, giải pháp để giải quyết tình trạng đội ngũ chuyên gia đầu ngành còn đạt thấp. Bên cạnh đó, nên điều chỉnh, bổ sung quy chế về giới tính, độ tuổi của các đối tượng tham gia chương trình sao cho hợp lý, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.

Hạnh Dung

 

 

Tin xem nhiều