Trong hai ngày 25-26/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 với chủ đề "Tranh chấp trên Biển Đông dưới góc nhìn dân sự" (International Conference on East Sea Disputes 2014 - ICESDI 2014).
Trong hai ngày 25-26/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo quốc tế về Biển Đông 2014 với chủ đề "Tranh chấp trên Biển Đông dưới góc nhìn dân sự" (International Conference on East Sea Disputes 2014 - ICESDI 2014).
Hội thảo có sự tham gia của hơn 50 học giả, chuyên gia nghiên cứu đến từ các nước Mỹ, Thụy Điển, Ấn Độ, Australia, Singapore, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Nga và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng: Những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông trong những năm gần đây chẳng những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn ngư dân có truyền thống đánh bắt lâu đời tại ngư trường, mà còn đe dọa nền hòa bình và quyền tự do hàng hải của các quốc gia trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, việc tổ chức hội thảo quốc tế với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, giáo sư, học giả, các chuyên gia nghiên cứu về luật quốc tế rất cần thiết. Qua đó để tìm giải pháp tối ưu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông đúng với truyền thống yêu chuộng hòa bình và đường lối ngoại giao ôn hòa của dân tộc Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông và những áp đặt đơn phương về yêu sách lãnh thổ đã gây ra căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, an ninh và tự do hàng hải cũng như ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn ngư dân Việt Nam, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng Hội thảo lần này cần tập trung tìm ra các giải pháp tốt nhất tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục đánh bắt thủy sản trên những ngư trường truyền thống trên Biển Đông.
Theo tiến sỹ S.D. Pradhan, Đại học Chandigarh, Cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ, thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực, nhất là thông qua các hiệp định ký kết giữa các quốc gia để duy trì hòa bình. Tuy nhiên, những nỗ lực đó không được Trung Quốc tôn trọng, lờ đi các hiệp định đã ký kết và có những hành động gây hấn ở Biển Đông...
Để giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, tiến sỹ S.D. Pradhan cho rằng, quốc tế cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, kiên quyết giải quyết các vấn đề. Cùng với đó, cộng đồng quốc tế phải có tiếng nói chung, đủ mạnh và có sức răn đe để các bên phải tuân thủ, chấp hành luật pháp quốc tế.
Nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp hiện nay bằng luật pháp quốc tế, giáo sư Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển), cho rằng các nước có cùng vấn đề có thể hợp nhất lại, có chung tiếng nói để cùng đối phó với những yêu sách của Trung Quốc, nhất là yêu cầu giải quyết vấn đề bằng đối thoại song phương của Trung Quốc.
Theo Ban tổ chức, trong hai ngày diễn ra hội thảo sẽ có hơn 20 bài tham luận được trình bày, hầu hết tập trung vào các nội dung xung quanh chính sách quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp thông qua việc chấp hành luật lệ quốc tế, các phương thức quản lý xung đột bằng con đường ngoại giao, ôn hòa để gìn giữ Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng./.
Chiến sĩ canh gác tại đảo Đá Tây B, quần đảo Trường Sa, Việt Nam. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng: Những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông trong những năm gần đây chẳng những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn ngư dân có truyền thống đánh bắt lâu đời tại ngư trường, mà còn đe dọa nền hòa bình và quyền tự do hàng hải của các quốc gia trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, việc tổ chức hội thảo quốc tế với sự tham gia của các nhà lãnh đạo, giáo sư, học giả, các chuyên gia nghiên cứu về luật quốc tế rất cần thiết. Qua đó để tìm giải pháp tối ưu nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông đúng với truyền thống yêu chuộng hòa bình và đường lối ngoại giao ôn hòa của dân tộc Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông và những áp đặt đơn phương về yêu sách lãnh thổ đã gây ra căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, an ninh và tự do hàng hải cũng như ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn ngư dân Việt Nam, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng Hội thảo lần này cần tập trung tìm ra các giải pháp tốt nhất tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục đánh bắt thủy sản trên những ngư trường truyền thống trên Biển Đông.
Theo tiến sỹ S.D. Pradhan, Đại học Chandigarh, Cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ, thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực, nhất là thông qua các hiệp định ký kết giữa các quốc gia để duy trì hòa bình. Tuy nhiên, những nỗ lực đó không được Trung Quốc tôn trọng, lờ đi các hiệp định đã ký kết và có những hành động gây hấn ở Biển Đông...
Để giải quyết các vấn đề tranh chấp hiện nay, tiến sỹ S.D. Pradhan cho rằng, quốc tế cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, kiên quyết giải quyết các vấn đề. Cùng với đó, cộng đồng quốc tế phải có tiếng nói chung, đủ mạnh và có sức răn đe để các bên phải tuân thủ, chấp hành luật pháp quốc tế.
Nhấn mạnh việc giải quyết các tranh chấp hiện nay bằng luật pháp quốc tế, giáo sư Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển), cho rằng các nước có cùng vấn đề có thể hợp nhất lại, có chung tiếng nói để cùng đối phó với những yêu sách của Trung Quốc, nhất là yêu cầu giải quyết vấn đề bằng đối thoại song phương của Trung Quốc.
Theo Ban tổ chức, trong hai ngày diễn ra hội thảo sẽ có hơn 20 bài tham luận được trình bày, hầu hết tập trung vào các nội dung xung quanh chính sách quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp thông qua việc chấp hành luật lệ quốc tế, các phương thức quản lý xung đột bằng con đường ngoại giao, ôn hòa để gìn giữ Biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng./.
(TTXVN/VIETNAM+)