Chiều 24/6, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII. Cuộc họp có sự tham dự của đông đảo báo giới trong và ngoài nước.
Chiều 24/6, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII. Cuộc họp có sự tham dự của đông đảo báo giới trong và ngoài nước.
[links()]Báo cáo kết quả kỳ họp thứ bảy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho biết, sau 28 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần dân chủ, trách nhiệm cao; sự tham gia tích cực, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội và tinh thần làm việc tận tụy, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, sự chuẩn bị công phu của Chính phủ và các cơ quan liên quan, kỳ họp đã kết thúc tốt đẹp, cơ bản hoàn thành chương trình nghị sự đề ra.
Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cùng với sự hộ tống của tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc, là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhân dân.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tập trung thời gian xem xét, thông qua và quyết định nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước. Công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng đã góp phần khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy lùi tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
Dư luận cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao tinh thần làm việc tích cực, đầy trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, góp phần quan trọng vào thành công của kỳ họp.
Tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trả lời một số câu hỏi của báo giới trong và ngoài nước về một số vấn đề cụ thể.
Trả lời về việc Quốc hội chưa ra Nghị quyết riêng về Biển Đông, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngay trong ngày đầu tiên của phiên khai mạc kỳ họp, Quốc hội đã nghe và thảo luận sâu sắc vào báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông; việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam. Dư luận cử tri rất chia sẻ, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Quốc hội trong ngày làm việc đầu tiên đã bố trí thời gian để nghe, thảo luận về vấn đề trên.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, ngày 21/5 vừa qua, Quốc hội đã ra Thông cáo số 2 bày tỏ thái độ lo ngại và quan điểm kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản Thông cáo số 2 được xem như tuyên bố của Quốc hội, góp phần giải tỏa, an lòng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời góp phần thể hiện ý chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cũng đã gửi thư cho Chủ tịch/Tổng thư ký các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện các nước, đề nghị đại biểu và Nghị viện các nước tiếp tục ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, có biện pháp cần thiết, lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Sáng 24/6, bài diễn văn bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa đề cập đến vấn đề này với những phản ứng kịch liệt. Quốc hội đánh giá cao phát biểu tâm huyết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đại biểu. Cần bình tĩnh, sáng suốt, giải quyết vấn đề trên cơ sở hòa bình, đảm bảo luật pháp quốc tế, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có bị lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết Việt Nam không phụ thuộc vào đất nước nào về mọi phương diện, trong đó có kinh tế. Việt Nam luôn tự chủ, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất của Việt Nam về kinh tế mà còn nhiều nước khác.
Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiêu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến và khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là đúng đắn, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
Tuy nhiên, qua thảo luận, nổi lên một số nội dung còn có ý kiến rất khác nhau của các đại biểu, nhất là quy định về thời hạn, thời điểm lấy phiếu và mức độ tín nhiệm.
Xét thấy đây là vấn đề hết sức hệ trọng, cần có sự đồng thuận cao trước khi quyết định, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, lắng nghe ý kiến của cử tri để nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau.
Đồng thời, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm 2014 theo Nghị quyết 35/202/QH13./.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại buổi họp báo. |
Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cùng với sự hộ tống của tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc, là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhân dân.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tập trung thời gian xem xét, thông qua và quyết định nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển đất nước. Công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng đã góp phần khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy lùi tham nhũng, tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
Dư luận cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao tinh thần làm việc tích cực, đầy trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, góp phần quan trọng vào thành công của kỳ họp.
Tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Trương Minh Tuấn đã trả lời một số câu hỏi của báo giới trong và ngoài nước về một số vấn đề cụ thể.
Trả lời về việc Quốc hội chưa ra Nghị quyết riêng về Biển Đông, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngay trong ngày đầu tiên của phiên khai mạc kỳ họp, Quốc hội đã nghe và thảo luận sâu sắc vào báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông; việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam. Dư luận cử tri rất chia sẻ, hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của Quốc hội trong ngày làm việc đầu tiên đã bố trí thời gian để nghe, thảo luận về vấn đề trên.
Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, ngày 21/5 vừa qua, Quốc hội đã ra Thông cáo số 2 bày tỏ thái độ lo ngại và quan điểm kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bản Thông cáo số 2 được xem như tuyên bố của Quốc hội, góp phần giải tỏa, an lòng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời góp phần thể hiện ý chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cũng đã gửi thư cho Chủ tịch/Tổng thư ký các Tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện các nước, đề nghị đại biểu và Nghị viện các nước tiếp tục ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, có biện pháp cần thiết, lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Sáng 24/6, bài diễn văn bế mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa đề cập đến vấn đề này với những phản ứng kịch liệt. Quốc hội đánh giá cao phát biểu tâm huyết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đại biểu. Cần bình tĩnh, sáng suốt, giải quyết vấn đề trên cơ sở hòa bình, đảm bảo luật pháp quốc tế, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam có bị lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết Việt Nam không phụ thuộc vào đất nước nào về mọi phương diện, trong đó có kinh tế. Việt Nam luôn tự chủ, Trung Quốc không phải là đối tác duy nhất của Việt Nam về kinh tế mà còn nhiều nước khác.
Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiêu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến và khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là đúng đắn, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
Tuy nhiên, qua thảo luận, nổi lên một số nội dung còn có ý kiến rất khác nhau của các đại biểu, nhất là quy định về thời hạn, thời điểm lấy phiếu và mức độ tín nhiệm.
Xét thấy đây là vấn đề hết sức hệ trọng, cần có sự đồng thuận cao trước khi quyết định, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, lắng nghe ý kiến của cử tri để nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau.
Đồng thời, Quốc hội đã giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người được Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm 2014 theo Nghị quyết 35/202/QH13./.
(TTXVN/VIETNAM+)