Thứ trưởng Bộ Giao thông - vận tải Nguyễn Ngọc Đông ngày 13-2 sau khi nghe Công ty cổ phần thiết kế kỹ thuật giao thông - vận tải phía Nam (đơn vị tư vấn) báo cáo về dự án đường sắt Hòa Hưng - Trảng Bom (dài 47,71km, đoạn Trảng Bom - ga Phước Tân dài 6,51km) đã cho rằng, dự án tác động lớn đến giao thông của TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương nên việc đầu tư là hết sức cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Giao thông - vận tải Nguyễn Ngọc Đông ngày 13-2 sau khi nghe Công ty cổ phần thiết kế kỹ thuật giao thông - vận tải phía Nam (đơn vị tư vấn) báo cáo về dự án đường sắt Hòa Hưng - Trảng Bom (dài 47,71km, đoạn Trảng Bom - ga Phước Tân dài 6,51km) đã cho rằng, dự án tác động lớn đến giao thông của TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương nên việc đầu tư là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cần phải phân kỳ đầu tư từng đoạn là: từ nay đến năm 2020, đầu tư đoạn từ ga Sài Gòn đến Dĩ An (Bình Dương), trong đó sẽ xây dựng đoạn đi trên cao từ ga Sài Gòn đến ga Bình Triệu; sau năm 2021, đầu tư tiếp đoạn Dĩ An - Biên Hòa - Trảng Bom.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt Hòa Hưng - Trảng Bom từ ga Trảng Bom đến ga Phước Tân (Đồng Nai) sẽ đi song song với tuyến quốc lộ 1 - đoạn tránh TP.Biên Hòa. Đoạn tuyến từ ga Dĩ An về ga Sài Gòn sẽ đi theo hướng tuyến của đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh.
Trong tương lai, tuyến đường sắt này sẽ kết nối với đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Tổng mức đầu tư cho các tuyến này là 341.261 tỷ đồng, gồm: vốn vay ODA, trái phiếu Chính phủ, ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia...
P.V