Báo Đồng Nai điện tử
En

Công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử cấp quốc gia

03:11, 19/11/2013

(ĐN)- Bộ VHTT-DL vừa ban hành quyết định xếp hạng 9 di tích quốc gia đối với các di tích lịch sử, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh tại một số địa phương trong cả nước...

(ĐN)- Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch (VHTT-DL) vừa ban hành quyết định xếp hạng 9 di tích quốc gia đối với các di tích lịch sử, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc, danh lam thắng cảnh tại một số địa phương trong cả nước, trong đó có Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa (nằm trên địa bàn phường Quang Vinh).

 Một góc Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa.
Một góc Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa.

Theo cuốn Biên Hòa lược sử toàn biên (tác giả Lương Văn Lựu) thì thành được xây từ thế kỷ 14-15, thành do dân Lạp Man đắp bằng đất mà thành và đặt tên là Thành Cựu. Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại rộng hơn. Đến đời vua Minh Mạng, Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong và đổi tên thành Thành Biên Hòa. Sau khi rơi vào tay giặc Pháp vào 12-1861 và được quân đội Pháp tiến hành xây dựng lại. Do buổi sáng lính thường sử dụng kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng nên dân địa phương còn gọi là Thành Kèn. Đến năm 2008, UBND tỉnh đã ban quyết định công nhận Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Ngoài Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa, 8 di tích khác cũng được Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch ban hàng quyết định công nhận trong dịp này, là: Di tích lịch sử Địa điểm Lưu niệm chiến thắng Junction City (thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh); Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn (thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh);  Di tích lịch sử Địa điểm thành lập cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Tây Ninh (Giồng Nần, xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh); Di tích khảo cổ Hang Mộ Tạng Mè (xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); Danh lam thắng cảnh Động Áng Toòng (xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn); Di tích khảo cổ và Danh lam thắng cảnh Khu vực hóa thạch Tay Cuộn (Ma Lé, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang); Di tích lịch sử Địa điểm Sở Ấn Loát tài chính Trung Bộ (xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh); Di tích kiến truc nghệ thuật Đền Cửa Đông, Đền Cửa Tây, Đền Cửa Nam, Đền Cửa Bắc (phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).

Văn Truyên

 

 

 

Tin xem nhiều