Tọa đàm khoa học với chủ đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - hội tụ văn hóa tâm linh - sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam”, do tỉnh Phú Thọ tổ chức ngày 26-3 đã thu hút được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu dân gian trong việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam.
Tọa đàm khoa học với chủ đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - hội tụ văn hóa tâm linh - sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam”, do tỉnh Phú Thọ tổ chức ngày 26-3 đã thu hút được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu dân gian trong việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu dân gian đã trao đổi sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau trong việc bảo tồn và phát huy giá trị “Tín ngưỡng Hùng Vương”. Trong đó, tập trung vào vấn đề làm thế nào để bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mà cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - một di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều bài tham luận đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các dân tộc, quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó đặc biệt quan tâm phân tích, so sánh những nét riêng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương so với các dân tộc, quốc gia khác, như: Cần làm rõ việc thực hành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra trong cộng đồng; những nội dung cần thiết để xây dựng hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đảm bảo súc tích và nâng cao giá trị to lớn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống cộng đồng; làm như thế nào để bảo tồn di sản mà không khô cứng, không làm mất ý nghĩa tâm linh của tín ngưỡng và các giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa phi vật này như thế nào; các bước để hoàn thiện hồ sơ, những phản biện cần thiết, những giải thích thuyết phục khi trình UNESCO xem xét để công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
TTXVN