Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2015, 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Giai đoạn đến năm 2025, 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước năm 2015 là 50.071 kg/ngày, năm 2025 là 91.991 kg/ngày.
Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm công nghệ đốt và không đốt. Việc lựa chọn công nghệ xử lý (đốt hay không đốt) dựa vào các tiêu chí sau: thành phần, tính chất chất thải rắn y tế nguy hại; khả năng phân loại, cô lập chất thải rắn y tế tại nguồn thải; khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại cần xử lý; vị trí đặt cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại; khả năng tài chính và khả năng quản lý vận hành của từng địa phương.
Quyết định nêu rõ, trên cơ sở công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại đề xuất 3 mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại, gồm: 1- Mô hình xử lý tập trung; 2- Mô hình xử lý theo cụm bệnh viện; 3- Mô hình xử lý tại các cơ sở y tế.
Trong đó, với mô hình xử lý tập trung, các chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại được xây dựng trong các khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh hoặc vùng tỉnh.
Hoàng Diên