Ngày 7-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề”.
Ngày 7-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề”.
Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, các làng nghề tại nước ta đã có những thay đổi và phát triển cùng sự thay đổi của tình hình xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh việc góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, các khu kinh tế (KKT) và làng nghề đã và đang bộc lộ hạn chế, yếu kém, trong đó có vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đánh giá, sự thay đổi trong mô hình, phương thức sản xuất tại các làng nghề đã vượt quá khả năng quản lý, điều chỉnh của các tiết chế quản lý cũ. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng danh nghĩa làng nghề để sản xuất hàng hóa kém chất lượng, trốn thuế, né tránh trách nhiệm xử lý môi trường sản xuất. Các đại biểu kiến nghị Chính phủ cần rà soát, phân loại các làng nghề, KKT để có giải pháp cụ thể trong việc tập trung, di dời các loại nghề gây ảnh hưởng môi trường và tập trung đầu tư vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế, có giá trị văn hóa và không gây ô nhiễm môi trường.
Nhiều đại biểu thống nhất cho rằng để đảm bảo sự phát triển bền vững của các làng nghề, cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở các làng nghề, KKT. Chính phủ cần triển khai các biện pháp hỗ trợ về công nghệ, cung cấp tín dụng ưu đãi, áp dụng chính sách ưu đãi thuế, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tham gia đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và xử lý chất thải tập trung tại các KKT và làng nghề.
Ngày mai 8-11, Quốc hội tiếp tục làm việc tại hội trường.
[links()]