Báo Đồng Nai điện tử
En

Từ 1-10, Lương tối thiểu vùng tăng lên 1,4 - 2 triệu đồng/tháng

09:08, 22/08/2011

Ngày 22-8, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là DN).

Ngày 22-8, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là DN). Theo đó, từ ngày 1-10-2011 đến hết ngày 31-12-2012 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng  từ 1,4 - 2 triệu đồng/tháng  đối với cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 300 - 650 ngàn đồng/tháng.

Công nhân trong phân xưởng chế biến hạt điều xuất khẩu ở Công ty Donafoods.    Ảnh: Lê Dũng
Công nhân trong phân xưởng chế biến hạt điều xuất khẩu ở Công ty Donafoods. Ảnh: Lê Dũng

Nghị định nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động. Mức lương này được dùng làm căn cứ để xây dựng các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do DN xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng nói trên, DN điều chỉnh lại các mức lương trong thang lương, bảng lương do DN xây dựng và ban hành, tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp với các thỏa thuận và quy định của pháp luật lao động. Khuyến khích các DN trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Cũng theo Nghị định này, mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Nhà nước khuyến khích DN tổ chức ăn giữa ca cho người lao động. Mức tiền ăn giữa ca do DN, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và người lao động thỏa thuận, để bảo đảm chất lượng bữa ăn giữa ca cho người lao động.

(Chinhphu.vn)


Tin xem nhiều