Một loài thằn lằn chân ngón (ảnh) mới vừa được hai nhà khoa học là Ngô Văn Trí (Phòng Công nghệ và quản lý môi trường, Viện Sinh học nhiệt đới, Việt Nam - thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam www.vncreatures.net ) và giáo sư Aaron M. Bauer (Đại học Villanova, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) công bố trên tạp chí Zootaxa nổi tiếng về phân loại động vật, số 1715 (ngày 29-2-2008).
Một loài thằn lằn chân ngón (ảnh) mới vừa được hai nhà khoa học là Ngô Văn Trí (Phòng Công nghệ và quản lý môi trường, Viện Sinh học nhiệt đới, Việt Nam - thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam www.vncreatures.net ) và giáo sư Aaron M. Bauer (Đại học Villanova, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) công bố trên tạp chí Zootaxa nổi tiếng về phân loại động vật, số 1715 (ngày 29-2-2008). Đó là: thằn lằn chân ngón Huỳnh - Cyrtodactylus huynhi Ngô và Bauer, 2008. Các mẫu chuẩn và mẫu so sánh của loài thằn lằn chân ngón này thu được ở núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Loài thằn lằn mới này được mang tên nhà động vật học nổi tiếng Việt
Loài thằn lằn chân ngón mới này có chiều dài cơ thể, kể cả đuôi, là 135,8-149,4mm. Màu sắc cơ thể loài thằn lằn này khá đẹp mắt, lưng có màu nâu nhạt với 6-7 vạch nâu đậm không đều giữa vai và xương cùng, đôi khi vạch biến dạng thành những đốm, đuôi gồm 11 vạch ngang nâu đen và nâu trắng xen kẽ nhau.
Ông Ngô Văn Trí cho rằng chắc chắn đây là một trong những loài mới sẽ được công bố ở Đồng Nai trong năm 2008 vì núi Chứa Chan là một vùng núi có độ cao lớn nhất ở tỉnh Đồng Nai, nằm biệt lập với dãy Trường Sơn và các núi khác nên rất có thể có nhiều loài động vật đặc hữu ở Việt Nam, có ưu tiên rất cao cho công tác bảo tồn, cần được đưa vào danh lục Sách Đỏ trong tương lai.
Việc xây dựng một đề tài khoa học nhằm điều tra và đánh giá lại danh lục, mẫu tiêu bản các loài động thực vật và côn trùng ở vùng núi này là hết sức cần thiết để có thể phục vụ cho công tác qui hoạch môi trường, bảo tồn và xây dựng một hệ thống bảo tàng mẫu nhằm tổ chức thu hút các nguồn du lịch sinh thái cho tỉnh Đồng Nai là hết sức cần thiết trong thời gian tới. Ông Phùng Mỹ Trung, quản trị trang web Sinh vật rừng Việt
Bích Ngân