(ĐN)- Trong chuyến làm việc trọn một ngày với huyện Trảng Bom vào ngày hôm qua 27-2, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành đã nhắc nhở như trên với các vị lãnh đạo huyện Trảng Bom - một huyện có tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp.
(ĐN)- Trong chuyến là
m việc trọn một ngày với huyện Trảng Bom vào ngày hôm qua 27-2, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành đã nhắc nhở như trên với các vị lãnh đạo huyện Trảng Bom - một huyện có tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đánh giá Trảng Bom đã làm được khá nhiều việc trong tiến trình chuyển từ huyện thuần nông lên công nghiệp và đô thị. Trong đó tính tích cực chủ động của địa phương đã giúp huyện chủ động quy hoạch về sản xuất nông nghiệp, mở ra những mô hình sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra giá trị cao cho nông nghiệp-nông dân.Các vị lãnh đạo tỉnh thăm mô hình nuôi gà công nghiệp tự động hoàn toàn của ông Trần Bá Tiến ở xã Cây Gáo |
Tuy nhiên, trong tương lai chắc chắn Trảng Bom sẽ phát triển mạnh hơn về công nghiệp, thương mại và dịch vụ; những vùng dân cư đô thị mới sẽ mọc lên; không ít nông dân sẽ phải hy sinh đ
ất đai cho công nghiệp. Do vậy, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, ngoài việc hình thành các vùng chuyên canh cây-con phù hợp; huyện cần quan tâm hơn nữa đến khu vực nông nghiệp-nông dân-nông thôn để tạo ra những chuyển biến thật sự về năng suất-chất lượng-hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất sạch và an toàn trong điều kiện diện tích sản xuất ngày càng giảm. Điều này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa "các nhà": Nhà nước - khoa học - ngân hàng - nông dân. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị huyện Trảng Bom nên chọn một xã điểm để xây dựng mô hình nông nghiệp-nông thôn “4 có”: Có đời sống được cải thiện một cách căn bản; có hạ tầng kỹ thuật-xã hội; có bản sắc văn hóa và có môi trường sống tốt; đồng thời huyện cần chủ động tính toán đến các dự án quốc gia có ảnh hưởng đến huyện để có kế hoạch tái định cư, tạo việc làm cho nông dân; hình thành các làng nghề trong nông thôn.Đến nay, cơ cấu kinh tế của Trảng Bom đã
chuyển dịch theo hướng công nghiệp (chiếm tỷ trọng 72,10%), dịch vụ (17,10%) và nông nghiệp (10,8%) trong GDP. Theo nhận định của huyện, sự phát triển mạnh công nghiệp kéo theo sự phát triển các loại hình dịch vụ đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện hiện vẫn chiếm 43,9% trong cơ cấu...K. Loan