Báo Đồng Nai điện tử
En

Thời đàm
Nét văn hóa ngày Tết

11:01, 28/01/2008

Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 đang đến gần. Cùng với kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình, nhiều nơi còn tổ chức đi thăm và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách và người có công với nước. Việc quan tâm chăm cho người nghèo và diện chính sách, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về đã trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa ở nước ta.

Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008 đang đến gần. Cùng với kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình, nhiều nơi còn tổ chức đi thăm và tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách và người có công với nước. Việc quan tâm chăm cho người nghèo và diện chính sách, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về đã trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa ở nước ta.

Theo kế hoạch từ ngày 23 đến 31-1, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức nhiều đoàn đi thăm và tặng 2.000 phần quà Tết cho người nghèo, trong đó 10 phần quà của nguyên Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt gửi tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu. Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em tỉnh, ngoài việc tặng trên 1.700 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn còn dành tặng 262 phần quà cho trẻ đặc biệt đang học tập tại trường giáo dưỡng. Hội Chữ thập đỏ, Hội Nạn nhân chất độc da cam... cũng đã vận động hàng ngàn phần quà để tặng cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin... Khó có thể thống kê hết, nhưng điều có thể nói là chương trình thăm và tặng quà Tết cho người nghèo đã trở thành phong trào xã hội rộng lớn và đều khắp. Các địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa thì thống kê số hộ nghèo trên địa bàn; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thì tổ chức vận động các đơn vị, doanh nghiệp, những tấm lòng hảo tâm... Đời sống ngày một phát triển, công tác quan tâm chăm lo cho người kém may mắn, thiếu điều kiện cũng được chuẩn bị chu đáo hơn, ấm áp tình nghĩa hơn. Quà tặng cho người nghèo, tất nhiên khó giải quyết được cái nghèo, nhưng đó là tấm lòng của xã hội, là truyền thống thương yêu, đùm bọc của dân tộc được phát huy, nhân rộng...

Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế, vấn đề công bằng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Không chỉ là đường lối, chính sách chung, mà trên cả nước đã có rất nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú được triển khai để trợ giúp người nghèo. Các chương trình chăm lo Tết cho người nghèo, đối tượng chính sách và người có công trong những ngày này rất đáng được ghi nhận, trân trọng. Đây là việc làm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn là biểu hiện cụ thể của một xã hội nhân văn mà chúng ta đang xây dựng và hướng đến.

Đ.N

Tin xem nhiều