Báo Đồng Nai điện tử
En

Việt Nam được chọn là nước đầu tiên thực hiện thí điểm cải cách Liên Hợp Quốc ở cấp độ quốc gia

08:12, 09/12/2006

Thông báo trên đã được ông Kemal Dervis, Chủ tịch Nhóm các tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc (UNDG) kiêm Tổng giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong cuộc họp báo chiều 8-12 tại Hà Nội, ngay sau cuộc họp của Nhóm công tác liên ngành chỉ đạo việc thực hiện "Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc" tại Việt Nam.

Thông báo trên đã được ông Kemal Dervis, Chủ tịch Nhóm các tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc (UNDG) kiêm Tổng giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong cuộc họp báo chiều 8-12 tại Hà Nội, ngay sau cuộc họp của Nhóm công tác liên ngành chỉ đạo việc thực hiện "Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc" tại Việt Nam.
Theo ông Kemal Dervis, việc Liên Hợp Quốc quyết định triển khai thí điểm cải cách Liên Hợp Quốc tại Việt Nam không chỉ vì Việt Nam đã và đang đi đầu trên thế giới trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ và quá trình tiến tới hoạt động theo một thể thống nhất của Liên Hợp Quốc, mà còn vì mối quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc. Thông qua các mô hình như Việt Nam, Liên Hợp Quốc muốn chứng minh rằng công cuộc cải cách Liên Hợp Quốc có thể diễn ra ở cấp quốc gia do Chính phủ chủ trì và cam kết tuân thủ các nguyên tắc và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu Tư Cao Viết Sinh cho biết: "Một Liên Hợp Quốc" là vấn đề mới, chưa có nước nào làm. Việt Nam sẽ nỗ lực phối hợp cùng Liên Hợp Quốc thực hiện mục tiêu thiết lập một tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trên cơ sở thống nhất về tổ chức, ngân sách, chương trình và quản lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có biện pháp đơn giản các thủ tục lập kế hoạch, báo cáo đánh giá cũng như nâng cao năng lực giải trình... Thứ trưởng Cao Viết Sinh hy vọng vào cuối năm 2007, toàn bộ dự kiến về công cuộc cải cách Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ có những bước tiến xa và mục tiêu trước mắt là việc thiết lập xong bộ máy quản lý thống nhất vào năm 2006, hoàn thiện quy chế quản lý thống nhất vào năm 2007.
"Trong tương lai, Liên Hợp Quốc sẽ chọn thêm 5-7 nước để thực hiện thí điểm cải cách Liên Hợp Quốc ở cấp độ quốc gia. Nhưng những kinh nghiệm đầu tiên thu được tại Việt Nam sẽ là bài học quý báu để trao đổi, nhân rộng mô hình", ông Kemal Dervis nhấn mạnh.  "Thế giới sẽ rất quan tâm tới những gì diễn ra tại Việt Nam vì giờ đây Việt Nam đã thực sự là tâm điểm của công cuộc cải cách Liên Hợp Quốc trên phạm vi toàn cầu", Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc John Hendra khẳng định.


P.V

Tin xem nhiều