Ngày 16/12, tại một hội thảo về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease-COPD) tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện có 3 triệu người ở Việt Nam mắc bệnh này.
Ngày 16/12, tại một hội thảo về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease-COPD) tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện có 3 triệu người ở Việt Nam mắc bệnh này.
90% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. (Nguồn: governing.typepad.com) |
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân mắc căn bệnh này cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 6,7%.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ tư, ngang với HIV/AIDS, chỉ sau bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não và ung thư.
Theo nhiều nghiên cứu của quốc tế, thì một người hút thuốc từ năm 18 tuổi, mỗi ngày trung bình hút 20 điếu, thì gần như chắc chắn đến năm 40 tuổi sẽ bị mắc bệnh COPD.
Các triệu chứng ban đầu của COPD thường là ho, khạc đàm vào buổi sáng, khó thở.
Trên toàn thế giới có khoảng 80% người mắc bệnh COPD, với hơn 3 triệu cái chết mỗi năm. Theo tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 vào năm 2020. Số người chết do COPD sẽ tăng 30% trong vòng 10 năm tới. |
Tại Việt Nam, khảo sát mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh COPD chiếm 2% dân số trên 40 tuổi ở nội thành Hà Nội và hơn 5% ở khu vực ngoại thành.
Thông thường, môi trường ô nhiễm ở ngoại thành sẽ không bị ô nhiễm bằng ở thành phố, nên có thể thấy phần lớn nguyên nhân mắc COPD trong khảo sát trên là do hút thuôc lá.
Chi phí điều trị trực tiếp cho hơn 3 triệu bệnh nhân COPD trên toàn quốc ước chừng 9.000 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng ở BV Chợ Rẫy TP.HCM, mỗi ngày khoa hô hấp tiếp nhận 80 – 90 bệnh nhân, trong đó ¼ bệnh nhân mắc bệnh COPD giai đoạn nặng. (VietnamNet)