Chiều nay (14-12), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu thay mặt Chính phủ trình với Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính.
Chiều nay (14-12), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu thay mặt Chính phủ trình với Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính.
Nội dung nêu rõ: Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện cải cách tư pháp, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, Chính phủ thấy rằng, việc áp dụng biện pháp quản chế hành chính mà thực chất là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại, cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan, tổ chức và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định bằng một quyết định hành chính đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia đã và đang đặt ra một vấn đề có tính pháp lý cần xem xét. Do vậy, Chính phủ thấy rằng, việc tiếp tục duy trì biện pháp quản chế hành chính trong tình hình hiện nay là không có lợi; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ biện pháp này.
Họp UB Thường vụ Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Ý kiến của các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, Nguyễn Phúc Thanh, Trương Quang Được, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển và nhiều ý kiến khác cho rằng: Quản chế hành chính là một biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Đây là biện pháp do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đối với quyền cơ bản của công dân như quyền tư do, dân chủ, quyền tự do đi lại… của công dân là không hợp lý. Do vậy, các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chính phủ bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính, vì việc áp dụng biện pháp hành chính này không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cần lựa chọn hình thức của văn bản bãi bỏ nào cho phù hợp. Theo Chính phủ đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính này bằng một nghị quyết, nhưng một số ý kiến lại cho rằng, hình thức của văn bản bãi bỏ nên thực hiện bằng việc ra Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Vì việc sửa đổi, bãi bỏ nội dung của một pháp lệnh bằng nghị quyết là không phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cũng không phù hợp với thông lệ xây dựng pháp luật của Nhà nước ta trong những năm qua. Theo nguyên tắc, việc sửa đổi, bổ sung của luật phải bằng luật; sửa đổi, bổ sung của một pháp lệnh thì bằng pháp lệnh. Nếu bãi bỏ toàn bộ pháp lệnh thì mới dùng hình thức nghị quyết (như bãi bỏ Pháp lệnh lao động công ích). Hơn nữa, việc ban hành Pháp lệnh sửa đổi để bãi bỏ biện pháp quản chế hành chính là không khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị dự thảo mà điều quan trọng là khi được ban hành sẽ giúp cho việc theo dõi, thi hành và áp dụng được thuận lợi hơn.
Cuối cùng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thống nhất giao cho Uỷ ban pháp luật của Quốc hội cùng với các cơ quan liên quan của Chính phủ chuẩn bị dự thảo văn bản theo hình thức pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ thông qua tại một phiên họp sau.
Theo