Trong ngày làm việc hôm qua 21/11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua sáu dự luật. Trong đó dự án Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là nội dung được nhiều đại biểu (ĐB) QH quan tâm nhất.
Các bác sĩ ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Trong ngày làm việc hôm qua 21/11, Quốc hội (QH) đã biểu quyết thông qua sáu dự luật. Trong đó dự án Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là nội dung được nhiều đại biểu (ĐB) QH quan tâm nhất.
Ủy ban Thường vụ QH cho rằng quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác là quyền nhân thân của mỗi người, nên phải do người đó tự nhận thức và quyết định khi đã ở độ tuổi trưởng thành (18 tuổi trở lên) và có đủ năng lực hành vi dân sự.
Một số ĐB QH đề nghị bổ sung qui định người nước ngoài không sinh sống ở VN cũng có thể hiến mô, bộ phận cơ thể cho người nước ngoài đang sống và làm việc ở VN. Tuy nhiên, có ĐB lại cho rằng nếu chỉ qui định người nước ngoài không sinh sống tại VN tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể cho người VN thì những đối tượng này “không được nhận mà chỉ được hiến”.
Ủy ban Thường vụ QH đã tiếp thu, chỉnh lý theo hướng qui định đầy đủ các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của luật, gồm cả tổ chức, cá nhân VN, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác tại VN.
Một đại biểu Quốc hội nữ đóng góp ý kiến (Ảnh: VNN)
Đáng lưu ý, trong quá trình thảo luận, có ĐB QH lo ngại qui định việc giữ bí mật thông tin liên quan đến người hiến, người nhận tinh trùng, noãn, phôi có thể dẫn đến tình huống nhiều người là con cháu của một người hiến nhưng do không biết nên kết hôn với nhau. “Về lý thuyết có thể xảy ra, nhưng thực tiễn ở các nước có nhiều kinh nghiệm cho thấy xác suất xảy ra việc như trên là rất thấp” - Ủy ban Thường vụ QH giải đáp. Chưa kể, trong quá trình thực hiện hỗ trợ sinh sản còn có nhiều qui định kỹ thuật chuyên môn y tế khác sẽ ngăn chặn hiện tượng này.
Bên cạnh đó, việc qui định bí mật về danh tính là “đặc biệt cần thiết”, mục đích chính là để ngăn chặn các hoạt động buôn bán trá hình mô, bộ phận cơ thể người cũng như các tiêu cực phát sinh trong quan hệ giữa người hiến và người nhận. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người mà nhiều nước trên thế giới đã thể hiện - Ủy ban Thường vụ QH giải trình.
Với tỉ lệ 78,25% ĐB QH tán thành, QH đã thông qua đạo luật trên.
Quản lý chặt chẽ tiền ký quĩ của người đi lao động nước ngoài
Trước khi thông qua Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một số ĐB QH băn khoăn: yêu cầu người lao động có nghĩa vụ ký quĩ theo qui định của Nhà nước là “thiếu cụ thể và chưa chặt chẽ”.
Cuối buổi sáng 21/11, đoàn đại biểu Lào do Chủ tịch QH Thoongxinh Thămmavông dẫn đầu đã dự phiên làm việc của QH VN xem xét, thông qua đạo luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Chủ tịch Thoongxinh Thămmavông đã có bài phát biểu trước QH VN, trong đó đánh giá cao những thành tựu VN đạt được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, đối ngoại và hội nhập. Chủ tịch QH Lào đánh giá cao mối quan hệ hợp tác truyền thống đặc biệt ‘‘vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước VN - Lào. |
Trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng, số tiền ký quĩ sẽ được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra. Người lao động phải nộp bổ sung nếu tiền ký quĩ dùng để bù đắp thiệt hại không đủ, hoặc được trả lại tiền nếu còn thừa - bà Hoài Thu cho hay.
Với 81,3% số ĐB biểu quyết tán thành, QH đã thông qua Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lãnh đạo nữ- một biểu hiện của bình đẳng giới
Tại phiên thảo luật về dự luật này, có đại biểu đề nghị phải quy định tỷ lệ nữ cụ thể để có mục tiêu, cơ sở phấn đấu. Có thể quy định nếu đơn vị có 30% lao động nữ thì có ít nhất 1 lãnh đạo là nữ.
Về điều này, UBTVQH cho rằng việc có một tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu QH, Hội đồng nhân dân và giữ chức danh lãnh đạo trong cơ quan nhà nước là cần thiết, bảo đảm cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào việc quản lý nhà nước.Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm tính khả thi, dự luật chỉ quy định có tính nguyên tắc, trong quá trình thực hiện và xử lý cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định cụ thể tỉ lệ nam nữ phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Đối với tỉ lệ nữ tham gia QH, Hội đồng nhân dân thì trong từng cuộc bầu cử, UBTVQH và các cơ quan hữu quan sẽ có sự điều chỉnh.
Luật Bình đẳng giới đã được QH thông qua với 72.97% đại biểu tán thành
Cùng trong ngày 21/11, QH đã biểu quyết thông qua ba dự luật khác gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật dạy nghề và Luật thể dục - thể thao.
Theo Tuổi trẻ/VNN