Trong báo cáo thẩm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2006 của Chính phủ, Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội đề nghị Chính phủ cần công khai việc quản lý, sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản công trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức cụ thể, kết hợp thực hiện cơ chế khoán, tăng cường kiểm tra, giám sát; sửa đổi các định mức chi đã lạc hậu.
Trong khi đó, trả lời báo giới bên lề kỳ họp, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định sắp tới, Chính phủ sẽ siết chặt việc sử dụng công sản, xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm.
Lãng phí vẫn phổ biến
Trong Báo cáo thẩm tra trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 10, QH khoá XI diễn ra sáng nay, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên cho biết: Tình trạng chi vượt dự toán mang tính phổ biến, diễn ra trong nhiều năm vẫn chậm được khắc phục; thể hiện chất lượng quản lý và điều hành chi NSNN hiệu quả thấp; kỷ luật tài chính chưa nghiêm; tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi vẫn còn những quy định không phù hợp. Tình trạng chi tiêu lãng phí, thất thoát công quỹ, chi vượt tiêu chuẩn, định mức vẫn diễn ra phổ biến ở các ngành và địa phương.
Uỷ ban Kinh tế & Ngân sách yêu cầu Chính phủ giải trình rõ nguyên nhân các khoản chi vượt dự toán lớn, nguồn bổ sung và thẩm quyền quyết định chi vượt dự toán theo quy định của pháp luật cũng như làm rõ hiệu quả các khoản chi vượt dự toán lớn.
Trong báo cáo thẩm tra trình QH, ông Nguyễn Đức Kiên cũng dẫn số liệu minh chứng cho việc tăng chi vượt tăng thu mà theo ông, đó là sự bất hợp lý.
"Chi đầu tư phát triển tăng 5,1% so với dự toán, tương đương 4.135 tỷ đồng; trong khi chi thường xuyên tăng 5,4% so với dự toán, tương đương 7.875 tỷ đồng, chưa kể chi cải cách tiền lương. Tốc độ tăng chi vượt tăng thu (tốc độ tăng chi 7,2% trong khi tốc độ tăng thu chỉ 6,2% - pv) là điều không phù hợp" - ông nhận xét.
Bất hợp lý, sai phạm trong chi tiêu càng thể hiện rõ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
"Nợ XDCB ở nhiều địa phương ở mức cao, khả năng trả nợ khó khăn, số dư nợ XDCB lớn, vượt nhiều lần mức quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN, nhưng không báo cáo đúng sự thật" - Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên tố cáo.
Để khắc phục, Ủy ban này yêu cầu Chính phủ phải công khai tình hình nợ XDCB của từng Bộ, ngành Trung ương, địa phương sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của QH về việc sử dụng ngân sách trong XDCB.
Công khai việc bán, nhượng tài sản công
Theo dự toán ngân sách năm 2007 Chính phủ đề xuất, sẽ tập trung cao hơn cho nhiệm vụ chi bảo đảm kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, thực hiện cải cách tiền lương, nâng mức ăn cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang... Riêng lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, Chính phủ đề xuất chi 20% ngân sách Nhà nước.
Tương tự, mức chi trong quản lý hành chính cũng có xu hướng gia tăng. "Vấn đề chính là phải xem xét lại tổ chức bộ máy để vừa gọn, vừa không chồng chéo về chức năng, đồng thời, sớm điều chỉnh, bổ sung, minh bạch, công khai những chế độ định mức, tiêu chuẩn chi đã lạc hậu" - Chủ nhiệm Nguyễn Đức Kiên đề nghị.
Cũng theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế Ngân sách, Chính phủ cần công khai việc quản lý, sử dụng, bán, chuyển nhượng tài sản công trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức cụ thể, kết hợp thực hiện cơ chế khoán, tăng cường kiểm tra, giám sát; sửa đổi các định mức chi đã lạc hậu.
"Các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị phải rà soát, đánh giá, hoàn chỉnh các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách; thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng, bán, nhượng tài sản công, nhất là nhà công, đất đai, tài nguyên thiên nhiên" - ông Kiên nhấn mạnh.
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Sẽ cách chức, kỷ luật người vi phạm sử dụng công sản - Bộ trưởng đánh giá như thế nào về công tác quản lý công sản thời gian tới? Trên cơ sở đó, sẽ phải ban hành một cách đồng bộ các cơ chế, chính sách để làm sao minh bạch, rõ ràng với từng loại công sản một để từ đó có các cơ sở quản lý phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm rõ ràng để mỗi cấp chính quyền, thủ trưởng các đơn vị quản lý công sản phải chịu trách nhiệm. - Trong trường hợp có sai phạm trong sử dụng xe công thì tới đây sẽ xử lý như nào? - Sắp tới đây người nào sử dụng sai phạm sẽ phải chịu trách rách nhiệm. Có thể bị cách chức hoặc bị kỷ luật. Chính phủ sẽ quy định rõ chỉ một số bộ trưởng được sử dụng xe công, còn lại đều phải sử dụng dịch vụ. Nhà nước không thành lập các công ty quản lý xe mà yêu cầu các quan chức đi lại sử dụng dịch vụ theo cơ chế thị trường. Trong nhiệm kỳ của mình, ông sẽ có biện pháp gì để chấn chỉnh tình trạng lạm dụng nhà công? - Vừa qua, Bộ Tài chính mới chỉ rà soát công sản, nhà và đất của các cơ quan đơn vị, ví dụ như trụ sở, nhà của nhà nước cho các cơ quan đơn vị thuê. Chúng tôi chưa rà soát tình trạng sử dụng nhà công vụ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, nên có quy định rõ ràng về việc sử dụng nhà công, để minh bạch trong quá trình thực hiện. Có thể cho các cán bộ mua nhà công nhưng nếu anh mua diện tích vượt tiêu chuẩn thì phải trả giá phần vượt đó theo giá thị trường. |