(ĐN) - Ngày 31-7, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 và triển khai nhiệm vụ năm học 2006-2007.
(
ĐN) - Ngày 31-7, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 và triển khai nhiệm vụ năm học 2006-2007.Báo cáo
đánh giá kết quả năm học vừa qua của Bộ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu về phát triển giáo dục các cấp học của chiến lược phát triển giáo dục của ngành đều đạt; việc đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/2000 của Quốc hội khóa X đã được triển khai nghiêm túc và đã đạt được những kết quả có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, tập trung vào 4 vấn đề: Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông có nhiều tiến bộ song một bộ phận giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vẫn còn bất cập so với yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; công tác quản lý giáo dục chậm đổi mới, không ít cơ quan giáo dục còn lúng túng khi xử lý vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tình trạng tiêu cực trong giáo dục chưa khắc phục, một bộ phận cán bộ giáo dục, giáo viên còn thỏa hiệp hoặc làm ngơ trước các hiện tượng tiêu cực, cá biệt còn vi phạm đạo đức nhà giáo.Các
đại biểu dự hội nghị đã phân tích trách nhiệm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT và các cơ sở giáo dục, giáo viên trong việc tồn tại những bất cập, yếu kém, tiêu cực kéo dài trong ngành. Sự có mặt của thầy giáo Đỗ Việt Khoa với tham luận chống tiêu cực trong giáo dục và ý kiến của nhiều giám đốc sở đã xoay quanh quyết tâm và giải pháp chống tiêu cực và căn bệnh thành tích trong giáo dục.Nhấn mạnh
đến việc chống tiêu cực trong giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: "Xã hội rất quan tâm đến chất lượng giáo dục và rất đồng lòng tuyên chiến với vấn nạn tiêu cực và căn bệnh thành tích trong giáo dục. Hội nghị đã thống nhất nhận thức, đây là thời cơ để ngành GD-ĐT cả nước tự khẳng định và đổi mới vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển của cả ngành và vì sự nghiệp và cuộc sống của mỗi thầy cô giáo. Điều quan trọng là trong cuộc chiến này, trước hết toàn ngành phải quyết tâm làm, lãnh đạo các cấp làm, giáo viên làm, phụ huynh, học sinh ủng hộ". Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, lãnh đạo giáo dục các cấp và địa phương cần nhìn thẳng vào hạn chế, yếu kém của giáo dục hiện nay để có trách nhiệm làm thay đổi và chuyển biến chất lượng giáo dục của địa phương bằng việc dạy thật, học thật, thi thật.Bộ
đã xác định 7 nhiệm vụ trong tâm của ngành trong năm học tới mà trong đó, Bộ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới chương trình, nôi dung, phương pháp đi cùng với việc phát triển hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng, đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá dạy-học, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, mở rộng liên kết, học tập, thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới toàn diện công tác thi đua - khen thưởng.Tại hội nghị, Bộ GD-
ĐT đã phát động và thông qua kế hoạch cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Lãnh đạo Bộ và giám đốc Sở GD-ĐT 64 tỉnh, thành đã tham gia ký thư của hội nghị về nội dung này gửi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Đây được xem là khâu đột phá để ngành giáo dục khẳng định quyết tâm thực hiện cải cách giáo dục. Thư có đoạn: "Các nhà giáo và cán bộ quản lý của ngành giáo dục không chấp nhận, không tiếp tay cho gian lận thi cử, không chấp nhận bệnh chạy theo thành tích trong đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo, đánh giá ngành GD-ĐT các tỉnh, thành và giáo viên..."Ngay sau hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
đã có buổi gặp gỡ báo chí trao đổi những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục, khả năng thực hiện và giải pháp khả thi cho việc đổi mới giáo dục mà Bộ đang quyết tâm thực hiện.T.Trang