Hàng loạt các 'siêu' dự án hạ tầng đã và đang được khởi công xây dựng trong thời gian qua khiến thị trường bất động sản Đồng Nai vốn đã rất sôi động sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn.
Hàng loạt các ‘siêu’ dự án hạ tầng đã và đang được khởi công xây dựng trong thời gian qua khiến thị trường bất động sản Đồng Nai vốn đã rất sôi động sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thực hiện nghi thức khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên tuyến Hương lộ 2 |
* Đại công trường các dự án hạ tầng
Sáng 2-10, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên tuyến Hương lộ 2, TP.Biên Hòa. Cầu Vàm Cái Sứt có tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng, quy mô gồm 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ) dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng sau 18 tháng thi công.
Cầu Vàm Cái Sứt là hạng mục quan trọng trong dự án xây dựng Hương lộ 2 của tỉnh Đồng Nai nhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Theo dự kiến, dự án xây dựng Hương lộ 2 cũng sẽ được tỉnh Đồng Nai khởi công xây dựng trong tháng 10-2020.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho rằng, khi hoàn thành xây dựng Hương lộ 2 sẽ kết nối với đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây, qua đó kết nối trung tâm hành chính TP.Biên Hòa với TP.HCM. “Các phương tiện giao thông có thể lưu thông theo tuyến đường này để đi từ Đồng Nai đến TP.HCM, rút ngắn khoảng cách và thời gian lưu thông”- Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Chỉ trước đó 2 ngày, Bộ GT-VT cũng đã phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công xây dựng đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây. Đây là một trong 2 dự án giao thông trọng điểm quốc gia được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây có chiều dài 99km, trong đó đoạn đi qua Đồng Nai có chiều dài hơn 51km, là dự án có vai trò quan trọng trong kết nối giao thông giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước. Theo dự kiến, đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động sau 2 năm thi công.
Một “siêu” dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia khác cũng đang được triển khai thực hiện trên địa bàn Đồng Nai là Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành. Vào ngày 20-10 tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức lễ bàn giao mặt bằng 1,8 ngàn ha đất để phục vụ xây dựng Sân bay Long Thành giai đoạn 1. Với công suất thiết kế khoảng 100 triệu hành khách/năm, khi hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất cả nước. Với “tầm vóc” đó, Sân bay Long Thành hứa hẹn sẽ tạo ra “cú hích” cực kỳ to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai cũng như cả nước, trong đó có việc phát triển đô thị.
Ngoài những dự án nói trên, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng đã có hàng loạt dự án hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đã và sắp được triển khai thực hiện như đường cao tốc Bến Lức- Long Thành, mở rộng đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây, đường liên vùng 4 và hàng loạt cây cầu kết nối giao thông giữa Đồng Nai và các địa phương khác như: cầu Bạch Đằng 2, cầu Thống Nhất…
Có thể nói, hạ tầng giao thông kết nối giữa Đồng Nai với TPHCM và các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cơ bản hoàn thiện, tạo nên sự đồng bộ khi Sân bay Long Thành được đưa vào vận hành, khai thác.
* “Cú hích” cho các khu đô thị sinh thái ven sông
Sông Đồng Nai được đánh giá là con sông có giá trị lớn về mặt kiến tạo cảnh quan, kiến trúc và phát triển đô thị của Đồng Nai.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cũng khẳng định, sông Đồng Nai là trục chính để kiến tạo đô thị Biên Hòa thành một đô thị ven sông.
Tiềm năng để phát triển các khu đô thị sinh thái ven sông Đồng Nai vì thế cũng rất lớn. Với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông đang được triển khai, những tiềm năng này hứa hẹn sẽ được “khơi thông” mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phối cảnh tổng thể khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City |
Đơn cử như dự án xây dựng Hương lộ 2, khi hoàn thành sẽ tạo ra trục giao thông chính cho các khu đô thị sinh thái ven sông Đồng Nai ở khu vực phía Nam TP.Biên Hòa. Trên thực tế, khu vực này hiện cũng đang có rất nhiều dự án xây dựng các khu đô thị sinh thái ven sông được triển khai. Một trong những khu đô thị sinh thái thông minh đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư là Aqua City. Với vị trí đắc địa hiếm có, tọa lạc tại vị trí giao thương chiến lược giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, đô thị sinh thái thông minh Aqua City sở hữu sức mạnh kết nối “vàng” khi dễ dàng tiếp cận đến các trung tâm kinh tế - tài chính - du lịch trọng điểm của khu vực như TP.HCM- Đồng Nai- Bà Rịa Vùng Tàu- Phan Thiết.
Về mặt kết nối giao thông, Aqua City nằm trên mặt tiền Hương Lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch nối từ quốc lộ 51 đến đường cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây đang được đầu tư mở rộng.
Khi các hạ tầng giao thông hoàn thiện, từ vị trí của Aqua City cư dân chỉ mất khoảng 20 phút để đến Sân bay Long Thành; 15 phút để đến trung tâm đô thị Thủ Thiêm, 10 phút để đến trung tâm TP.Biên Hòa; 7 phút đến làng Đại học quốc gia TP.HCM…
Phối cảnh mẫu nhà tại khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City |
Aqua City còn gây ấn tượng với những thông số vàng hiếm có khi dành đến 70% diện tích cho mảng xanh, hạ tầng giao thông và tiện ích nội khu. Không chỉ có không gian xanh như mơ, Aqua City còn mang dấu ấn với các tiện ích đẳng cấp và hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, vận động, thể dục thể thao cho cả gia đình mà không phải di chuyển xa xôi.
UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận cho xây dựng 2 bến hành khách trên sông Buông và sông Đồng Nai. Cụ thể, căn cứ vào quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị Aqua City và quyết định phê duyệt phương án phát triển kết cấu giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2035, UBND tỉnh chấp thuận cho xây dựng 2 bến hành khách trên sông Buông và sông Đồng Nai thuộc khu đô thị Aqua City, TP.Biên Hòa. |
T.H