Lần đầu tiên trong lịch sử 33 năm hình thành với 9 kỳ đại hội, cả 4 vị trí lãnh đạo cao nhất của VFF đều là người mới. Ngoài ông Trần Quốc Tuấn chính thức ngồi ghế chủ tịch sau 17 năm kinh qua Tổng thư ký rồi Phó chủ tịch và chức danh Phó chủ tịch chuyên môn chỉ có một mình ứng viên Trần Anh Tú, cuộc đua 2 vị trí còn lại chứng kiến cuộc đổi ngôi bất ngờ ngay đến với người trong cuộc.
Lần đầu tiên trong lịch sử 33 năm hình thành với 9 kỳ đại hội, cả 4 vị trí lãnh đạo cao nhất của VFF đều là người mới. Ngoài ông Trần Quốc Tuấn chính thức ngồi ghế chủ tịch sau 17 năm kinh qua Tổng thư ký rồi Phó chủ tịch và chức danh Phó chủ tịch chuyên môn chỉ có một mình ứng viên Trần Anh Tú, cuộc đua 2 vị trí còn lại chứng kiến cuộc đổi ngôi bất ngờ ngay đến với người trong cuộc.
Tân Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn |
Cả 2 phó chủ tịch đương nhiệm phụ trách tài chính và truyền thông Lê Văn Thành và Cao Văn Chóng đều thất bại trước “tân binh” trẻ hơn mình: Nguyễn Trung Kiên (Tổng giám đốc Next Media, 29 tuổi, kém ông Thành tròn 20 tuổi) và Nguyễn Xuân Vũ (Chủ tịch CLB Phù Đổng, 41 tuổi, kém ông Chóng 2 tuổi). Điều đáng nói là ngay trước thềm đại hội, 2 tân phó chủ tịch cùng có đơn tố cáo, cho thấy sự sáng suốt của những lá phiếu bầu cho họ đã nhìn ra được “đòn trong tay áo” vốn từng xảy ra trong quá khứ.
Không chỉ 4 chiếc ghế thường trực, có đến 9/13 ủy viên Ban chấp hành (BCH) khóa 9 là gương mặt mới, trong đó có đến 6 doanh nhân đại diện các CLB. Nếu tính chung so với 17 thành viên BCH khóa trước, chỉ còn 6 người cũ. Về tuổi đời, 4 lãnh đạo trong Thường trực trung bình chỉ 47,5 tuổi và cả BCH nhiệm kỳ 2022-2026 là 50,1 tuổi. Trong đó trẻ nhất là Chủ tịch CLB futsal Thái Sơn Bắc Trần Anh Minh mới 35 tuổi.
Hy vọng với đội hình gần như được làm mới hoàn toàn, trẻ trung, năng động hơn, cùng những doanh nhân đang trực tiếp làm bóng đá, VFF khóa mới sẽ có sức bật mới để không phải “hạ chỉ tiêu” World Cup từ năm 2026 sang năm 2030.
Đông Kha