Báo Đồng Nai điện tử
En

Huynh đệ tương tàn?

09:08, 20/08/2022

2 mùa giải gần nhất (không tính V.League 2021 dang dở), CLB TP.HCM là á quân năm 2019, còn Sài Gòn FC hạng ba năm 2020. Hôm nay (20-8), 2 đội gặp nhau trong trận derby chung kết ngược lượt đi V.League 2022 mà kẻ thất bại nhiều khả năng cuối mùa sẽ nhận tấm vé rớt hạng duy nhất.

2 mùa giải gần nhất (không tính V.League 2021 dang dở), CLB TP.HCM là á quân năm 2019, còn Sài Gòn FC hạng ba năm 2020. Hôm nay (20-8), 2 đội gặp nhau trong trận derby chung kết ngược lượt đi V.League 2022 mà kẻ thất bại nhiều khả năng cuối mùa sẽ nhận tấm vé rớt hạng duy nhất.

2 biểu tượng của “thế hệ vàng” của bóng đá Việt Nam, một là trung vệ thép Nguyễn Hữu Thắng và một là tiền đạo hàng đầu Lê Huỳnh Đức, ai sẽ có nụ cười?
2 biểu tượng của “thế hệ vàng” của bóng đá Việt Nam, một là trung vệ thép Nguyễn Hữu Thắng và một là tiền đạo hàng đầu Lê Huỳnh Đức, ai sẽ có nụ cười?

Trên danh nghĩa là đại diện của bóng đá TP.HCM, nhưng 2 đội chẳng phải là “huynh đệ”. Bởi họ chưa từng coi nhau là “anh em”, cũng không có “dây mơ rễ má” gì, chỉ là cùng đứng chân, mang tên và cùng thuê cái sân Thống Nhất làm sân nhà.

Sài Gòn FC lên V.League từ mùa 2016 với cái tên Hà Nội B. Để “bầu” Hiển tránh tiếng “một ông chủ 2 đội bóng”, CLB này đổi tên thành Sài Gòn FC đồng thời chuyển “hộ khẩu” vào TP.HCM. Chỉ mới 3 mùa gần đây, với các ông chủ mới, đội bóng của “bầu” Bình mới thoát thai hẳn với mối liên hệ gốc gác quá khứ.

Còn CLB TP.HCM vốn tiền thân là Cảng Sài Gòn lừng lẫy, nhưng qua nhiều dâu bể và kể từ khi đổi tên như hiện nay, rồi trở lại giải đấu cao nhất vào năm 2017 với 2 đời chủ tịch điều hành… là người xứ Nghệ (Lê Công Vinh, Nguyễn Hữu Thắng), người Sài thành có lúc quên mất đây là “đứa con ruột” của mình, để canh cánh hoài niệm về “cái hồn” của Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Sở Công nghiệp.

Cũng chẳng “tương tàn”! Dù làm đủ cách nhưng 2 CLB vẫn không thể lôi kéo người hâm mộ TP.HCM đến sân Thống Nhất như… HAGL ở Phố núi mỗi lần “hạ sơn”. Nhiều trận derby diễn ra trong nhạt nhẽo, vắng vẻ và trận “chung kết ngược” này có lẽ chỉ “nóng” trên mặt báo, còn đa phần dửng dưng, đội nào thất bại hay phải xuống hạng cũng chẳng bận tâm.

Nicholas Olsen là cái tên cuối cùng được Sài Gon FC chốt sổ thay cho Andre Vieira trước khi thị trường chuyển nhượng giữa mùa khép lại. Tiền vệ cánh 27 tuổi này đến từ A.League và từng khoác áo U.20 Australia vào năm 2013. Như vậy, trận “chung kết ngược” lượt đi tối nay, Sài Gòn FC có thể chơi với cả 3 ngoại binh mới ở cả 3 tuyến (ngoài Olsen là trung vệ người Congo Nanitelamio và tiền đạo Brasil Da Silva).

CLB TP.HCM cũng làm mới hàng công bằng bộ đôi tiền đạo Bygrave - Green từng dẫn đầu Giải VĐQG Jamaica mùa trước. Ngoài ra, tiền vệ tấn công Lee Nguyễn có thể có trận đá chính đầu tiên.

So với các CLB Nam Định và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, CLB TP.HCM và Sài Gòn FC là “đại gia”, nhưng vì đâu mà 2 CLB mới về nhì và ba ở 2 mùa giải gần đây nay phải đối đầu trong cuộc chiến sinh tử? Đó là sự vung tiền mà không có chiến lược, định hướng, muốn đốt giai đoạn bằng những hợp đồng “bom xịt” của CLB TP.HCM. Với Sài Gòn FC là sự nôn nóng đoạn tuyệt quá khứ (sau khi đoạt HCĐ V.League 2020 đã sa thải 22/28 cầu thủ) và ảo tưởng “J.League hóa” của “bầu” Bình.

Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá TP.HCM Trần Anh Tú từng nêu ý kiến: làm bóng đá rất khó, không phải cứ đổ tiền vào là thành công. Điều quan trọng là 2 CLB TP.HCM và Sài Gòn phải thay đổi công tác quản lý. Người đứng đầu bóng đá thành phố đồng thời cũng là Chủ tịch VPF mong ước: “Chúng tôi muốn khán giả tràn ngập sân Thống Nhất khi 2 đội thi đấu, chứ không phải buồn như bây giờ”.

Trong buổi gặp gỡ lãnh đạo 2 CLB trước vòng 11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã tâm tư: “Bóng đá là món ăn tinh thần ưa thích nhất của người dân. Nhưng món ăn ấy của người dân TP.HCM lại nhạt dần, bớt ngon đi, làm cho người hâm mộ ở thành phố này chán bóng đá”. Còn chuyên gia Đoàn Minh Xương thì thẳng thắn: “Một thành phố như TP.HCM mà không có một đội bóng ra hồn là có lỗi với nhân dân”.

Đông Kha

 

Tin xem nhiều