Báo Đồng Nai điện tử
En

Asiad 2022 phải vượt Asiad 2018

09:02, 08/02/2022

Năm 2021, Thể thao Việt Nam (TTVN) tiếp tục trải qua một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Ở đấu trường quốc nội chỉ tổ chức được 72 giải quốc gia. Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng với 38 HCV, 15 HCB (trong đó có 1 tại Paralympic Tokyo), 14 HCĐ trên đấu trường quốc tế. Đặc biệt, đội tuyển bóng đá nam lần đầu tiên trong lịch sử vào đến vòng loại thứ 3 World Cup, đội tuyển futsal lần thứ 2 giành quyền tham dự vòng chung kết và vào vòng 1/8 World Cup…

Năm 2021, Thể thao Việt Nam (TTVN) tiếp tục trải qua một năm đầy khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Ở đấu trường quốc nội chỉ tổ chức được 72 giải quốc gia. Tuy vậy, vẫn có những điểm sáng với 38 HCV, 15 HCB (trong đó có 1 tại Paralympic Tokyo), 14 HCĐ trên đấu trường quốc tế. Đặc biệt, đội tuyển bóng đá nam lần đầu tiên trong lịch sử vào đến vòng loại thứ 3 World Cup, đội tuyển futsal lần thứ 2 giành quyền tham dự vòng chung kết và vào vòng 1/8 World Cup…

VĐV Bùi Thị Thu Thảo
VĐV Bùi Thị Thu Thảo

Cùng với việc lần thứ 2 trong lịch sử tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á, mục tiêu quan trọng nhất của TTVN trong năm Nhâm Dần 2022 là Asiad tại Hàng Châu, Trung Quốc diễn ra chỉ 4 tháng sau đó. Asiad Jakarta, Indonesia năm 2018 là kỳ Á vận hội thành công nhất của TTVN khi giành được 5 HCV, đặc biệt có 2 HCV điền kinh đầu tiên (Bùi Thị Thu Thảo nhảy xa, riêng tấm HCV thứ 5 của Quách Thị Lan ở nội dung 400m vượt rào 1 năm sau mới được nhận do VĐV giành HCV của Bahrain có kết quả doping), xếp hạng 16 toàn đoàn.

Ngoài ra, đội bóng đá Olympic nam lần đầu tiên vào đến trận tranh HCĐ. 4 năm sau, TTVN nếu không vượt cũng phải chí ít giữ được thành tích này.

Với kỳ SEA Games trên sân nhà, ngoài những môn mũi nhọn “mỏ vàng”: điền kinh, vật, bơi lội… phải tiếp tục vững vàng ở vị trí số 1, thách thức lớn là nhiệm vụ bảo vệ tấm HCV của 2 đội bóng đá nam, nữ. Tiếp đó, vào cuối năm, đội tuyển nam của HLV Park Hang-seo phải đòi lại ngôi vương AFF Cup.

Phương Duy

Tin xem nhiều