Thời gian qua, đã có những lo ngại về việc đội tuyển quốc gia căng sức ở sân chơi quá tầm và những thất bại liên tiếp ở vòng loại cuối cùng World Cup sẽ để lại di chứng nặng nề. Và người ta dẫn chứng, đội tuyển Thái Lan cũng là đại diện Đông Nam Á duy nhất vào đến vòng loại thứ 3 World Cup 2018, nhưng tại AFF Cup 2018 đã bị loại ở bán kết bởi Malaysia.
Thời gian qua, đã có những lo ngại về việc đội tuyển quốc gia căng sức ở sân chơi quá tầm và những thất bại liên tiếp ở vòng loại cuối cùng World Cup sẽ để lại di chứng nặng nề. Và người ta dẫn chứng, đội tuyển Thái Lan cũng là đại diện Đông Nam Á duy nhất vào đến vòng loại thứ 3 World Cup 2018, nhưng tại AFF Cup 2018 đã bị loại ở bán kết bởi Malaysia.
HLV Kiatisak từng rất thành công cùng Thái Lan tại AFF Cup 2016 |
Đây là sự nhầm lẫn, bởi vòng loại thứ 3 World Cup 2018 khu vực châu Á bắt đầu từ tháng 9-2016 và sau đó là AFF Cup 2016 chứ không phải 2018.
Cũng như đội tuyển Việt Nam hiện tại, khi đó đội tuyển Thái Lan nhận 4 trận thua liền (Saudi Arabia 0-1, Nhật Bản 0-2, UAE 1-3, Iraq 0-4), phải đến lượt thứ 5 trên sân nhà mới có điểm đầu tiên khi hòa Australia 2-2. Thậm chí từ trận đấu này, thầy trò HLV Kiatisak chỉ có vỏn vẹn… 4 ngày chuẩn bị để bước vào trận đầu tiên tại AFF Cup 2016 trên đất Philippines. Thế nhưng, ở vòng bảng, Voi chiến đã thể hiện sự vượt trội với 3 trận toàn thắng trước Indonesia 4-2, Singapore 1-0, Philippines 1-0, rồi đánh bại Myanmar ở bán kết với tổng tỷ số sau 2 lượt trận là 6-0. Vào chung kết, dù thất bại 1-2 tại Indonesia nhưng trận lượt về đã thắng lại 2-0 để bảo vệ chức vô địch, lập kỷ lục 5 lần lên ngôi AFF Cup.
Đó cũng là kỳ giải mà Thái Lan đăng quang dễ dàng và thuyết phục nhất (dẫn đầu với 13 bàn thắng và cũng thủng lưới ít nhất, chỉ 3 bàn). Rõ ràng, việc được trui rèn tại vòng loại cuối cùng World Cup giúp cho họ nâng tầm trình độ so với phần còn lại của Đông Nam Á.
Trần Đỗ