Có đến 5 lần VAR can thiệp trong trận đấu giữa đội tuyển Oman - Việt Nam, nhưng lại bỏ qua 2 tình huống rất nhạy cảm cho đội khách. Đó là ở phút 27, Quang Hải té ngã trong vòng cấm dưới tác động của một hậu vệ Oman và bàn thua từ pha dàn xếp phạt góc "lấy thịt đè người" mà cầu thủ số 14 của đội chủ nhà (Al-Harthi) đã đẩy Hoàng Đức trước khi lao vào thủ môn Văn Toản.
Có đến 5 lần VAR can thiệp trong trận đấu giữa đội tuyển Oman - Việt Nam, nhưng lại bỏ qua 2 tình huống rất nhạy cảm cho đội khách. Đó là ở phút 27, Quang Hải té ngã trong vòng cấm dưới tác động của một hậu vệ Oman và bàn thua từ pha dàn xếp phạt góc “lấy thịt đè người” mà cầu thủ số 14 của đội chủ nhà (Al-Harthi) đã đẩy Hoàng Đức trước khi lao vào thủ môn Văn Toản.
VAR - “nhân vật” chính trận Oman - Việt Nam với 5 lần can thiệp |
Không quy lỗi cho trọng tài chính Al-Yahyaei mà là tổ trọng tài VAR. Bởi khác với World Cup futsal vừa qua ở Litva, mỗi hiệp 1 đội có thể 2 lần đề nghị được check VAR (nếu không đúng sẽ bị trừ quyền ở hiệp đấu sau đó), trong bóng đá sân cỏ là do tổ trọng tài VAR có ý kiến với trọng tài chính. Riêng ông trọng tài người Jordan (cũng thuộc khối Ả rập) để lại dấu hỏi là sự bất thường khi dành đến 3 phút xem VAR để “soi” bàn mở tỷ số của đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) có hợp lệ hay không, hết coi đi coi lại, đủ mọi góc độ pha xoạc bóng của Tấn Tài, lại quay ngược về tình huống trước đó Công Phượng có việt vị hay không (dù Công Phượng không hề chạm bóng mà hậu vệ Oman đánh đầu phá ra). Việc cố “bới lông tìm vết” bằng được này khiến bình luận viên nổi tiếng Gabriel Tan của Fox Sports Asia cũng phải thốt lên: “Tại sao họ kiểm tra mọi thứ có thể?! Phải chăng không muốn Việt Nam ghi bàn?”.
Trước đó, sau lượt trận thứ 2 gặp Australia mà ĐTVN không được hưởng penalty trong tình huống bóng chạm tay hậu vệ đội bạn trong vùng cấm còn đáng phạt hơn cái tay Duy Mạnh dẫn đến quả 11m và thẻ vàng thứ 2 ở trận với Saudi Arabia, VFF đã có thư gửi FIFA và AFC lưu ý: “Mục đích của việc áp dụng VAR là giúp các trọng tài có thể đưa ra những quyết định chính xác đối với các tình huống theo quy định của Luật…”.
Nhưng “tiên trách kỷ”, 7 quả phạt đền trong 12 trận, riêng mới 4 trận ở vòng loại World Cup thứ 3 là 4 quả (trước 2 đối thủ Tây Á, mỗi trận có đến 2 quả). Cả 2 tình huống bị 11m trước Oman đều do… cái tay thừa thãi. Hồ Tấn Tài đã khống chế, kiểm soát được bóng và vượt qua đối thủ nhưng lại có động tác thừa vung tay phía sau vào mặt đối phương. Duy Mạnh còn khó hiểu hơn, xem lại kỹ tình huống sau khi nhảy lên đánh đầu và đã tiếp đất không có lý do gì vung tay quá rộng như vậy, nhưng anh dường như… không cưỡng được “nựng” vào má Al Yahmadi một cái (!?!). 2 trận 2 quả penalty, 1 thẻ đỏ gián tiếp, 1 thẻ vàng cùng vì cái tay, bài học này quá đắt.
Đây cũng một phần là hệ quả thói quen tiểu xảo của nhiều cầu thủ Việt Nam, nhất là các hậu vệ, nhưng được trọng tài trong nước xê xoa bỏ qua để khỏi… rách việc. VPF từng muốn áp dụng từ mùa giải 2009 nhưng đến nay vẫn chưa biết V.League bao giờ mới có VAR để các cầu thủ có ý thức tự giữ mình, khép lại những cái tay thừa thãi.
Trần Đỗ