Báo Đồng Nai điện tử
En

Thấy gì từ chiến lược mới của thể dục thể thao Việt Nam?

09:10, 07/10/2021

Bộ VH-TTDL vừa có văn bản xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố về dự thảo Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Có lẽ rút kinh nghiệm Chiến lược phát triển TDTT năm 2020, tầm nhìn 2030 quá tham vọng, nhiều mục tiêu không đạt được, chiến lược giai đoạn mới "khiêm tốn" hơn rất nhiều.

Bộ VH-TTDL vừa có văn bản xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố về dự thảo Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Có lẽ rút kinh nghiệm Chiến lược phát triển TDTT năm 2020, tầm nhìn 2030 quá tham vọng, nhiều mục tiêu không đạt được, chiến lược giai đoạn mới “khiêm tốn” hơn rất nhiều.

Phải chờ 16 năm sau kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh, thể thao Việt Nam mới dám nghĩ tới HCV Olympic?
Phải chờ 16 năm sau kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh, thể thao Việt Nam mới dám nghĩ tới HCV Olympic?

Theo đó, với đấu trường Olympic, sau thực tế trắng tay ở Tokyo 2020, dự thảo đề ra tại Paris 2024, thể thao Việt Nam (TTVN) phấn đấu có từ 18-25 VĐV góp mặt và “có huy chương”. Đến Los Angeles (Mỹ) 2028, có 25-30 VĐV và cũng tiếp tục “có huy chương”. Phải từ Brisbane (Australia) 2032 đến năm 2050 mới “phấn đấu” có HCV. Tức nếu không có bất ngờ mang tính đột biến, phải chờ đợi 16 năm sau tấm HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở Rio 2016, TTVN mới có thể bước lên bục cao nhất của Olympic.

Tại Á vận hội cũng thận trọng không kém. Có lẽ vì e ngại dịch bệnh Covid-19 nên mục tiêu đặt ra ở Asiad Hàng Châu (Trung Quốc) 2022 của TTVN chỉ là phấn đấu đoạt từ 3-5 HCV. Đây chẳng khác nào bước thụt lùi so với Asiad 2018 tại Indonesia khi TTVN từng giành 5 HCV, 15 HCB, 19 HCĐ. Đến Aichi-Nagoya (Nhật Bản) 2026 mới là 6-8 HCV và Doha (Qatar) 2030: 8-10 HCV. Và từ Riyadh (Saudi Arabia) 2034 trở đi mới phấn đấu vào tốp 10. Tại Asiad 2018, xếp thứ 10 toàn đoàn là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có 12 HCV, còn Việt Nam hạng 16; tức sau 16 năm phấn đấu tăng… 7 HCV và 6 bậc.

Với bóng đá, đến năm 2030, đội tuyển nam vào tốp 10 châu Á (hiện thứ 15), đội tuyển nữ trong tốp 6 (hiện đã đạt được?); đồng thời, duy trì tốp đầu tại đấu trường SEA Games và Đông Nam Á. Đến năm 2050, trong nhóm 8 nước có nền bóng đá phát triển mạnh nhất châu Á (tiêu chí nào?!).

Trên cơ sở chiến lược này, các nhóm môn thể thao cũng được hoạch định lại ưu tiên đầu tư. Theo đó, nhóm 1 (hướng tới Olympic) gồm: bắn súng, bắn cung, cử tạ (hạng cân nhỏ), bóng đá, điền kinh (một số nội dung nữ), bơi (một số nội dung nữ), quyền anh (nam, hạng cân nhỏ). Nhóm 2 (cho Asiad) có: judo, karatedo, taekwondo, thể dục dụng cụ, vật, kiếm, đua thuyền rowing, wushu, kurash, cầu lông, cờ vua, xe đạp (nữ). Và nhóm 3 (cho SEA Games, Đại hội thể thao trẻ, Đại hội thể thao trong nhà, bãi biển…): nhảy cầu, bóng bàn, bóng chuyền, đua thuyền canoeing, golf, bowling, bóng rổ, quần vợt, bi sắt, pencak silat, jujitsu, vovinam, khiêu vũ thể thao, thể dục aerobic, cờ tướng, billiards & snooker, bóng ném, cầu mây, kickboxing…

Đáng chú ý, bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho TDTT sẽ được tăng dần (đến năm 2030 là trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước), dự thảo chiến lược cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển kinh tế thể thao, đưa TDTT trở thành một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, với mức tăng trưởng 6%/năm.

Trần Đỗ

Tin xem nhiều