Được đăng cai tổ chức sân chơi đẳng cấp cao nhất châu lục, sân Mỹ Đình cũng lần đầu tiên được tiếp cận với những công nghệ mới. Để đưa hệ thống công nghệ hỗ trợ trọng tài video (VAR) đến Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất, AFC phải chi phí cho mỗi trận đấu khoảng 700 ngàn USD (16 tỷ đồng).
Được đăng cai tổ chức sân chơi đẳng cấp cao nhất châu lục, sân Mỹ Đình cũng lần đầu tiên được tiếp cận với những công nghệ mới. Để đưa hệ thống công nghệ hỗ trợ trọng tài video (VAR) đến Việt Nam theo dạng tạm nhập tái xuất, AFC phải chi phí cho mỗi trận đấu khoảng 700 ngàn USD (16 tỷ đồng).
Công nghệ VAR xuất hiện trên sân Mỹ Đình |
Trung tâm điều hành VAR được lắp đặt ở sân Mỹ Đình rất “khủng” với các màn hình thu thập dữ liệu, tình huống trên sân thông qua 33 camera ghi hình, trong đó có 8 camera siêu chậm (super slow motion) và 4 camera quay chậm cực đại (ultra slow motion); cùng 4 trọng tài VAR và 4 nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên, suốt 90 phút trận đấu giữa Việt Nam và Australia, chỉ có 2 tình huống được trọng tài “check VAR”. Đó là pha sút bóng bật tay hậu vệ Australia của Hồng Duy ở phút 28 và tình huống Australia đưa bóng vào lưới Văn Lâm nhưng trước đó 1 cầu thủ đã việt vị ở phút 86.
Cùng với VAR, trận đấu còn có công nghệ Goal-line (xác định bóng qua vạch cầu môn hay chưa) nhưng “mắt diều hâu” không có việc làm.
Ngoài ra, cũng lần đầu tiên sân Mỹ Đình xuất hiệu hiệu ứng khán giả “ảo” mô phỏng âm thanh reo hò, cổ vũ của CĐV. Nhưng điều này chỉ bù lấp phần thính giác chứ không thể đánh lừa thị giác khi khán đài 40 ngàn chỗ ngồi hoàn toàn trống vắng.
Phương Duy