Không đạt cả chỉ tiêu giành suất tham dự, không huy chương và thành tích hầu hết VĐV đều không bằng chính bản thân mình, không thể nói cách nào khác rằng thể thao Việt Nam (TTVN) thất bại toàn diện ở Olympic Tokyo 2020.
[links()]Không đạt cả chỉ tiêu giành suất tham dự, không huy chương và thành tích hầu hết VĐV đều không bằng chính bản thân mình, không thể nói cách nào khác rằng thể thao Việt Nam (TTVN) thất bại toàn diện ở Olympic Tokyo 2020.
18 VĐV Việt Nam tham dự Olympic 2020 chỉ có mỗi 3 điểm sáng “hoàn thành vượt mức nhiệm vụ” |
Ở đấu trường luôn được coi là quá tầm, đây không phải là kỳ Olympic đầu tiên TTVN trắng tay, nên thất bại ấy có thể sẽ là bình thường, được chấp nhận; nếu như không có việc có tới 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó 3 nước xếp sau Việt Nam tại SEA Games chưa đầy 2 năm trước đoạt huy chương.
Không thể phủ nhận nguyên nhân khách quan dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chuẩn bị của TTVN, nhưng đây là đại dịch toàn cầu, đoàn nào cũng bị ảnh hưởng, các nước cùng khu vực còn nghiêm trọng hơn Việt Nam. Hơn nữa, dịch bệnh mới chỉ xảy ra hơn 1,5 năm nay, trong khi quy trình chuẩn bị cho một đại hội tầm cỡ như Olympic phải từ nhiều năm trước đó. Vì thế, không thể “đổ” hết cho dịch bệnh Covid-19, đây rõ ràng không phải nguyên nhân chủ yếu.
Rõ ràng chúng ta đã không có sự chuẩn bị tốt trong cả một lộ trình dài; tiếp đó sự xoay chuyển để thích ứng với tình hình dịch bệnh của ngành Thể thao quá chậm, không có giải pháp ứng phó nào, chỉ thụ động ngồi chờ. Tất nhiên VĐV, HLV phải là những người chịu trách nhiệm đầu tiên khi sự chuẩn bị, tích lũy về thể lực, điểm rơi phong độ hay tâm lý thi đấu đều bất ổn. Nhưng sâu xa của thất bại này là lỗ hổng trong quản lý quy trình đào tạo VĐV đỉnh cao, vẫn chạy theo thời vụ, thay vì cần bền bỉ, khoa học.
Không hơn được đến cả chính mình thì phải nghiêm túc nhìn lại cách đầu tư và chuẩn bị cho Olympic xem thiếu chuyên nghiệp và kém cỏi ra sao? Dù đã có sự chuyển hướng đầu tư trọng điểm nhưng cách làm của TTVN vẫn có phần manh mún, tầm nhìn chỉ dừng trong phạm vi khu vực, chứ chưa thực sự rốt ráo với khát vọng vươn tầm châu lục, thế giới. Vì vậy, mỗi khi dự Olympic, nếu không “đếm cua trong lỗ” thì chỉ trông chờ vào kỳ tích từ sự may mắn, đột biến bất ngờ của một VĐV nào đó (như trường hợp Hoàng Xuân Vinh 5 năm trước).
Lãnh đạo Tổng cục Thể dục thể thao lại một lần nữa tuyên bố phải điều chỉnh quan điểm đầu tư. Đến Olympic Paris 2024 giờ chỉ là 3 năm, chứ không phải 4.
Đông Kha