Ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia, khi còn làm Giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội được coi là "kiến trúc sư" cho thành công vang dội của thể thao Việt Nam trong kỳ SEA Games đầu tiên đăng cai vào năm 2003 (đứng đầu toàn đoàn với… 158 HCV, bỏ xa Thái Lan tới 68 HCV(!), với phương châm: "Đi tắt, đón đầu, lấy nữ làm chủ công".
Ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia, khi còn làm Giám đốc Sở Thể dục thể thao Hà Nội được coi là “kiến trúc sư” cho thành công vang dội của thể thao Việt Nam trong kỳ SEA Games đầu tiên đăng cai vào năm 2003 (đứng đầu toàn đoàn với… 158 HCV, bỏ xa Thái Lan tới 68 HCV(!), với phương châm: “Đi tắt, đón đầu, lấy nữ làm chủ công”. Thừa nhận Olympic Tokyo 2020 là một thất bại, ông Giang cho rằng thể thao Việt Nam cần làm lại từ khâu phát hiện, tuyển chọn VĐV, phải có hệ thống sàng lọc bằng các phương pháp khoa học, từ đó mới lựa ra được VĐV phù hợp với từng môn thể thao và có chiến lược đầu tư xứng đáng. Sàng lọc đúng sẽ tiết kiệm được nhiều tỷ đồng, tránh lãng phí, do đó hệ thống sàng lọc phải có đội ngũ quản trị giỏi chuyên môn, giỏi áp dụng khoa học, kỹ thuật thể dục thể thao tiên tiến để phát hiện nhân tài thông qua các chỉ số về cấu trúc cơ thể.
Rowing sẽ được đầu tư trọng điểm để nâng chất trong tương lai. Ảnh: REUTERS |
Kế đến, không thể có VĐV giỏi nếu không có HLV giỏi. Cần đưa những VĐV trọng điểm tập huấn dài hạn ở những nước có nền thể thao phát triển. Phải cho VĐV sống trong môi trường đào tạo thực sự chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, chế độ dinh dưỡng cao và được huấn luyện bởi những người thầy thực sự giỏi. Ngoài ra, việc tập huấn ở môi trường có những VĐV giỏi xung quanh sẽ giúp VĐV Việt Nam nâng cao trình độ, bản lĩnh, không bị ngợp khi ra biển lớn.
Ông Hoàng Vĩnh Giang nhấn mạnh: “Lộ trình để đưa 1 VĐV đỉnh cao đủ sức đua tranh tại Olympic là rất gian nan, cần có những kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng, không được bỏ qua bất kỳ một công đoạn nào, một khâu nào, dù là nhỏ nhất hoặc tưởng là nhỏ nhất”.
Trường Xuyên