Báo Đồng Nai điện tử
En

"Phải điều chỉnh quan điểm đầu tư"

08:08, 08/08/2021

Đó là khẳng định của Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic 2020.

Đó là khẳng định của Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic 2020. Theo ông Phấn, ngành thể thao sẽ kết hợp giữa ngân sách trung ương, địa phương và huy động các nguồn lực khác để đào tạo khoảng 980 VĐV trẻ của 18 môn gồm: điền kinh, bơi, thể dục, bắn súng, cử tạ, taekwondo, kiếm, vật, karate, đua thuyền rowing, bóng bàn, quyền anh, cầu lông, judo, bắn cung, xe đạp... Kinh phí thực hiện khoảng hơn 600 tỷ đồng.

Thêm khoảng 20 tỷ đồng để tuyển chọn, cử từ 20-30 HLV giỏi của các môn thể thao trọng điểm đi đào tạo ngắn và dài hạn tại nước ngoài. Đặc biệt sẽ xin cơ chế để được đầu tư mức rất cao cho khoảng 25-30 VĐV trọng điểm. Sau Olympic 2020, ngành thể thao sẽ tính toán lại để phân cấp và lựa chọn để đầu tư 10 môn trọng điểm số 1, 20 môn trọng điểm số 2 (đưa đua thuyền rowing từ số 2 lên số 1…). Tùy vào thế mạnh của các quốc gia, Việt Nam sẽ lựa chọn để đưa các VĐV sang tập huấn như: Mỹ, Nhật, Hungary, Hàn Quốc, Đức… Khoản kinh phí đầu tư dự kiến từ 300-400 tỷ đồng. Như vậy để hướng tới Asiad 2022 và Olympic 2024, tổng kinh phí cần hơn 900 tỷ đồng.

Phương Duy

Tin xem nhiều