Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài 1: Có 'sữa' cũng không thể cho 'con bú'

05:12, 16/12/2020

Trước thềm mùa giải 2021 cơn khủng hoảng cơ chế và tài chính lại xuất hiện (trước 2 CLB Than QN và Cần Thơ là Khánh Hòa). Từ số này, Báo Đồng Nai khởi đăng loạt bài với chủ đề Tiền cho bóng đá chuyên nghiệp mà đầu tiên là sự bất cập trong cơ chế giữa Nhà nước với đội bóng.

Sau hàng loạt các CLB Hòa Phát Hà Nội (năm 2011); Hà Nội ACB, Navibank Sài Gòn, Khatoco Khánh Hòa (2012); Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, Kiên Long bank Kiên Giang (2013); Vissai Ninh Bình, An Giang (2014); những tưởng Đồng Nai sau Giải hạng Nhất 2016 là trường hợp cuối cùng tự xóa tên khỏi làng cầu chuyên nghiệp. Tuy nhiên sau 4 năm yên ả, trước thềm mùa giải 2021 cơn khủng hoảng cơ chế và tài chính lại xuất hiện (trước 2 CLB Than QN và Cần Thơ là Khánh Hòa). Từ số này, Báo Đồng Nai khởi đăng loạt bài với chủ đề Tiền cho bóng đá chuyên nghiệp mà đầu tiên là sự bất cập trong cơ chế giữa Nhà nước với đội bóng.

Sau cuộc làm việc với Chủ tịch CLB Than QN vào sáng qua 15-12, HLV Phan Thanh Hùng đã quyết định nói lời chia tay với đội bóng đất mỏ sau 5 năm gắn bó. Sự chậm chạp giải quyết cơn khủng hoảng cơ chế tài chính khiến Than QN như “rắn” mất cả “đuôi” (12 cầu thủ) lẫn “đầu”. “Sống” bằng cách nào đây?
Sau cuộc làm việc với Chủ tịch CLB Than QN vào sáng qua 15-12, HLV Phan Thanh Hùng đã quyết định nói lời chia tay với đội bóng đất mỏ sau 5 năm gắn bó. Sự chậm chạp giải quyết cơn khủng hoảng cơ chế tài chính khiến Than QN như “rắn” mất cả “đuôi” (12 cầu thủ) lẫn “đầu”. “Sống” bằng cách nào đây?

* Chuyện bây giờ mới kể

Khoảng 14 năm trước, sau khi nhà tài trợ Strata rút lui, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp với các ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp Nhà nước lớn của tỉnh để tìm giải pháp “nuôi” đội bóng địa phương (khi ấy còn chơi ở Giải hạng Nhất). Tôi còn nhớ, khi cuộc họp không đưa ra được “lối thoát” nào, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Một hướng về các doanh nghiệp nói: “Tỉnh đã hỗ trợ các đồng chí rất nhiều, chẳng lẽ giờ gặp khó (trong việc chăm lo đội bóng) các đồng chí không giúp tỉnh”! Và sau đó, tháng 4-2007, Công ty CP Bóng đá Đồng Nai ra đời với 3 cổ đông: Công ty Xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp Đồng Nai (góp 10 tỷ đồng); Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai và Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (mỗi doanh nghiệp 5 tỷ đồng).

Nhắc lại chuyện cũ để nhiều người hâm mộ bóng đá cứ trách “Đồng Nai là tỉnh giàu mà không lo nổi đội bóng” hiểu. Ngay TP.HCM, Hà Nội “giàu” nhất cả nước hay mới nhất là Quảng Ninh “ngồi trên mỏ khoáng sản”, có “mỏ vàng” Di sản thế giới Vịnh Hạ Long, cũng không (thể) dùng ngân sách của địa phương để “nuôi” đội bóng chuyên nghiệp. Bởi Luật Ngân sách nhà nước không cho phép và Quy chế bóng đá chuyên nghiệp quy định rõ: CLB chuyên nghiệp là một doanh nghiệp. Tức cho dù có “sữa” cũng không thể cho “con bú”.

* Mỗi nơi một phách

Tuy vậy, trong thực tế “bầu sữa” Nhà nước vẫn phải “vắt”. Trong 14 CLB V.League hiện tại, ngoài Viettel của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, 13 CLB còn lại gắn tên với địa phương chỉ duy nhất HAGL là hoàn toàn do cá nhân “bầu” Đức lo hết, từ đội 1 cho đến công tác đào tạo, duy trì các tuyến trẻ, tỉnh không phải hỗ trợ gì về mặt vật chất. Ngay CLB Hà Nội dù “sống khỏe” với “bầu” Hiển thì kinh phí cho đào tạo trẻ là từ Sở VH-TT. Hay 2 đội bóng miền Trung cũng được “ông bầu” này tài trợ phần lớn thì hằng năm ngân sách Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn phải trang trải phần còn lại cũng như cho đầu tư sửa sang sân bãi (riêng Quảng Nam, để trở lại V.League ngay mùa này, UBND tỉnh đã tăng tiền hỗ trợ từ 16 lên 18 tỷ đồng).

Vì không có cơ chế Nhà nước cấp kinh phí cho đội bóng chuyên nghiệp nên thường được hạch toán chung vào nguồn kinh phí hằng năm cấp cho cả ngành TDTT, và mức độ thì từng nơi “vận dụng sáng tạo” tùy thuộc vào ngân sách địa phương (đôi khi là do lãnh đạo tỉnh có “khoái” bóng đá không). Chẳng hạn, SLNA chỉ được cấp 20 tỷ đồng/mùa, Than QN trước đây khoảng 10 tỷ đồng, trong khi Hải Phòng vừa tăng ngân sách tài trợ cho đội bóng từ 40 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng (?). Hay như việc đến bây giờ Công ty Xổ số kiến thiết Cần Thơ mới phải “thoái vốn” khỏi đội bóng thành phố vì lý do không thể đầu tư ngoài ngành gây ngạc nhiên không ít cho các địa phương, bởi không biết suốt những năm qua họ “lách luật” bằng cách nào để có thể gắn tên và chi tới 35 tỷ đồng/năm?

Rõ ràng, nếu không có bàn tay Nhà nước chắc chắn hàng loạt CLB V.League, nhất là hạng Nhất sẽ phải xóa sổ và bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cũng sụp đổ. Ai cũng biết là trái luật nhưng thực tế này vẫn tồn tại suốt 18 năm qua, kể từ khi VFF ban hành Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Vậy cơ chế sai ở chỗ nào, sửa ra sao, ai sửa?

Minh Chung

Bài 2: Doanh nghiệp đầu tư cho bóng đá: “bánh ít đi, bánh quy phải lại”

Tin xem nhiều