Theo báo cáo tài chính tại Đại hội nhiệm kỳ IV VPF, để được… giao quyền tổ chức, quản lý và điều hành 3 giải bóng đá chuyên nghiệp, tổng số tiền VPF phải "trả" cho VFF trong 3 năm qua lên tới 34,4 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng thời gian, 14 CLB V.League và 12 CLB hạng Nhất (mùa bóng 2018 là 10) được hỗ trợ 43,4 tỷ đồng. Tức bình quân khoảng 1,6 tỷ đồng/CLB - trong 3 năm.
Theo báo cáo tài chính tại Đại hội nhiệm kỳ IV VPF, để được… giao quyền tổ chức, quản lý và điều hành 3 giải bóng đá chuyên nghiệp, tổng số tiền VPF phải “trả” cho VFF trong 3 năm qua lên tới 34,4 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng thời gian, 14 CLB V.League và 12 CLB hạng Nhất (mùa bóng 2018 là 10) được hỗ trợ 43,4 tỷ đồng. Tức bình quân khoảng 1,6 tỷ đồng/CLB - trong 3 năm.
Năm 2020, VPF ước tính sẽ lỗ khoảng 7 tỷ đồng (do thay đổi phương thức thi đấu giảm 30% số trận khiến giá trị bán quảng cáo giảm). Vì vậy, khoản hỗ trợ của VPF với các CLB chuyên nghiệp sẽ giảm tới 50% so với kế hoạch (chỉ khoảng 9 tỷ đồng cho… 26 CLB).
Phương thức và tỷ lệ “ăn chia” này có cái gì đó… sai sai. Bởi, hằng năm VPF phải được VFF ký hợp đồng tổ chức 3 giải đấu chuyên nghiệp, tức chẳng khác nào một công ty tổ chức sự kiện. Vậy thì VFF phải trả tiền “thuê” VPF chứ sao ngược lại? Còn nói đây là phần chia cổ tức vì VFF chiếm 35,4% vốn góp trong tổng số 30 tỷ đồng vốn điều lệ của VPF thì cũng phải xem lại, bởi sự chênh lệch là quá lớn. Mục tiêu ra đời của VPF là một công ty cổ phần của chính những thành viên tham gia cuộc chơi, nhằm tổ chức, tạo ra sân chơi bình đẳng, công bằng, nên quyền lợi các CLB luôn phải được đặt lên hàng đầu chứ không phải cơ quan quản lý, chỉ đạo nào đó.
VFF sẽ hỗ trợ cho VPF 7 tỷ đồng để chia sẻ cho 26 CLB chuyên nghiệp, nhưng đây là trích từ khoản kinh phí hỗ trợ 1 triệu USD (hơn 23 tỷ đồng) của FIFA cho các Liên đoàn thành viên vì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trường Xuyên