Báo Đồng Nai điện tử
En

Nhà tài trợ, ông là ai?

10:12, 17/12/2020

Với các "ông bầu" là nhà tài trợ, đa phần không phải vì đầu tư hay thích bóng đá mà là những doanh nghiệp tham gia vì nghĩa vụ, mối quan hệ với địa phương, bỏ tiền nhưng không quan tâm đến đội bóng. Hiện có thể kể đến Ngân hàng Bắc Á với SLNA, Dệt Nam Hà với Nam Định hay Tập đoàn Than khoáng sản với Than QN.

Với các “ông bầu” là nhà tài trợ, đa phần không phải vì đầu tư hay thích bóng đá mà là những doanh nghiệp tham gia vì nghĩa vụ, mối quan hệ với địa phương, bỏ tiền nhưng không quan tâm đến đội bóng. Hiện có thể kể đến Ngân hàng Bắc Á với SLNA, Dệt Nam Hà với Nam Định hay Tập đoàn Than khoáng sản với Than QN.

Điển hình cho việc tham gia bóng đá vì “nghĩa vụ” này là trường hợp Berjaya Việt Nam tài trợ 1 triệu USD trong 3 năm cho CLB Đồng Nai khi còn chơi V.League. Phải gọi cho đúng số tiền này là “ủng hộ” để “lấy lòng” địa phương, bởi sau lễ công bố “hoành tráng”, trong suốt 3 năm lãnh đạo tập đoàn này, cụ thể là Tổng giám đốc Nguyễn Hoài Nam (người từng ứng cử Phó chủ tịch tài chính VFF) không hề ra sân xem thầy trò HLV Trần Bình Sự, dù chỉ một lần.

VFF “dạy” các CLB phải học bóng đá Nhật Bản, Hàn Quốc, đừng “bỏ trứng vào một giỏ”, không nên phụ thuộc vào một nguồn duy nhất mà có nhiều nhà tài trợ để vừa chia sẻ tài chính vừa tránh nguy cơ giải tán khi “ông chủ”… cắt tài trợ. Ai không biết, khổ nỗi có “năn nỉ gãy lưỡi” cũng không kiếm ra doanh nghiệp chịu chi cho đội bóng.

Trường hợp đội bóng “đại gia” Bình Dương với Becamex IDC - một doanh nghiệp nhà nước, là rất đặc biệt. Có điều, vì sao VFF không thể đúc kết, nhân rộng và ngay cả các địa phương phát triển công nghiệp như Đồng Nai cũng không thể làm theo? Cũng như chuyện tiền “lót tay” cho cầu thủ, “phế” với các ngoại binh, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có những khuất tất, không thể công khai.

Trần Đỗ

Tin xem nhiều