Kinh phí đầu tư cho bóng đá của ngân sách địa phương là một phần trong kinh phí có hạn hằng năm cấp cho ngành Thể dục thể thao, nên như chiếc chăn hẹp phải co kéo, thường tỉnh nào có đội bóng chuyên nghiệp "miếng bánh" cho các bộ môn khác sẽ phải teo tóp.
Kinh phí đầu tư cho bóng đá của ngân sách địa phương là một phần trong kinh phí có hạn hằng năm cấp cho ngành Thể dục thể thao, nên như chiếc chăn hẹp phải co kéo, thường tỉnh nào có đội bóng chuyên nghiệp “miếng bánh” cho các bộ môn khác sẽ phải teo tóp.
Trận đấu giữa SLNA và HAGL (áo trắng) tại V.League 2020. Ảnh: VPF |
Để chơi ở V.League phải tốn tối thiểu 40 tỷ đồng/năm, còn hạng Nhất là 25 tỷ đồng/năm (quy định Quy chế bóng đá chuyên nghiệp) mà thành tích thì đâu có dễ; ngược lại lỡ đâu rớt hạng, thậm chí chỉ cần một vài trận thua, đá dở là nghe thiên hạ chửi như té nước vào mặt. Trong khi chỉ cần phân nửa, thậm chí 1/3 số tiền ấy thôi đi “mua” vận động viên có sẵn thành tích, đầu tư cho các môn cá nhân dễ kiếm huy chương như: khiêu vũ thể thao, thể hình, cầu lông, wushu, cử tạ, bowling... hiệu quả gấp bội. Báo cáo thành tích cuối năm của thể thao sẽ dày hơn, bóng bẩy hơn khi không chỉ có huy chương quốc gia mà cả quốc tế. Lãnh đạo địa phương vui, lãnh đạo ngành củng cố ghế.
Chỉ khổ nỗi dân lại không sướng. Bởi như một nguyên lãnh đạo cấp cao của Tổng cục Thể dục thể thao và đoàn thể thao Việt Nam từng nói, ông sẵn sàng đổi phân nửa số HCV tại SEA Games năm ấy để chỉ lấy mỗi tấm HCV bóng đá nam. Bóng đá là môn “thể thao vua” là vì thế!
Đông Kha