Không phải vô cớ ở đợt tập trung hiện tại của đội tuyển U.22 Việt Nam, HLV Park Hang-seo gọi đến 19/47 cầu thủ thi đấu ở vị trí tiền vệ, trong đó có tới 10 tiền vệ trung tâm. Trong 2 trận đá tập đầu tiên giữa 4 đội hình, sơ đồ 3-5-2 với bộ 3 tiền vệ trung tâm với những biến thể đã được áp dụng.
Không phải vô cớ ở đợt tập trung hiện tại của đội tuyển U.22 Việt Nam, HLV Park Hang-seo gọi đến 19/47 cầu thủ thi đấu ở vị trí tiền vệ, trong đó có tới 10 tiền vệ trung tâm. Trong 2 trận đá tập đầu tiên giữa 4 đội hình, sơ đồ 3-5-2 với bộ 3 tiền vệ trung tâm với những biến thể đã được áp dụng.
Dụng Quang Nho (thứ 2 từ phải sang) tập luyện cùng đồng đội |
Một đội là 2 tiền vệ phòng ngự, một đá quét (Phạm Văn Luân, Cần Thơ), một quán xuyến theo trục dọc (Lý Công Hoàng Anh, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh) và 1 tiền vệ tấn công làm cầu nối với tiền đạo (Hai Long, Than QN).
Phần sân bên kia lại bố trí cả 3 tiền vệ đều có thiên hướng tấn công: Ngọc Tiến (Phố Hiến), Thanh Minh (Huế - vốn là một tiền đạo) và Hữu Thắng (Viettel cho Bình Định mượn) đóng vai trò tổ chức.
Tuy nhiên, 4 tiền vệ trung tâm đang chơi ở V.League là hứa hẹn triển vọng nhất của U.22. Dụng Quang Nho (HAGL) đá trụ, làm nhiệm vụ dọn dẹp trước 3 trung vệ. Hồng Sơn (Quảng Nam) có thể chơi bao sân với khả năng toàn diện, thu hồi bóng, chuyền dài tốt và xâm nhập vòng cấm. Hai Long thì sở hữu tốc độ, xử lý bóng trong phạm vi hẹp, ra chân nhanh. Còn Hoàng Anh là mẫu tiền vệ con thoi (box-to-box) hoạt động theo trục dọc. Ngoài ra, còn có thể kể đến “máy quét” Trọng Long (Phố Hiến), Đặng Văn Lắm (SLNA) với khả năng sút xa, bứt tốc.
Với rất nhiều lựa chọn và khoảng thời gian đủ dài khi hơn 1 năm nữa mới bước vào vòng loại U.23 châu Á 2022 và SEA Games 31, HLV Park hoàn toàn có thể làm mới U.22 Việt Nam, từ chiến thuật đến lối chơi.
Trường Xuyên