Sau Eredivisie của Hà Lan việc Ligue 1 bị hủy bỏ khiến người hâm mộ lo lắng sẽ gây nên phản ứng dây chuyền. Càng quan ngại hơn khi người đứng đầu tổ chức y tế của FIFA kêu gọi "các giải còn lại nên làm theo Pháp". Tuy nhiên, dù là một trong 5 giải đấu hàng đầu của châu Âu nhưng Ligue 1 chưa bao giờ được coi là "ngũ đại gia", "cùng mâm" với Premier League, La Liga, Serie A và Bundesliga.
Sau Eredivisie của Hà Lan việc Ligue 1 bị hủy bỏ khiến người hâm mộ lo lắng sẽ gây nên phản ứng dây chuyền. Càng quan ngại hơn khi người đứng đầu tổ chức y tế của FIFA kêu gọi “các giải còn lại nên làm theo Pháp”. Tuy nhiên, dù là một trong 5 giải đấu hàng đầu của châu Âu nhưng Ligue 1 chưa bao giờ được coi là “ngũ đại gia”, “cùng mâm” với Premier League, La Liga, Serie A và Bundesliga.
Điều đó thể hiện rõ qua việc phân bổ suất dự cúp châu Âu của UEFA, nếu nhóm 4 giải đầu có đến 4 suất vào thẳng vòng bảng Champions League, thì Ligue 1 chỉ được 3, trong đó 1 suất phải đá play-off (chỉ ngang với Bồ Đào Nha và Nga). Đặc biệt sức hấp dẫn và giá trị thương mại của các giải Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức cũng lớn hơn rất nhiều so với Pháp, do đó nếu bị hủy sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng hơn nhiều, không chỉ là cho bóng đá mà cả những tác động xã hội.
Vì vậy, Chính phủ Anh vẫn ủng hộ Premier League tiếp tục. Sau cuộc họp mới nhất, 20 CLB hàng đầu đã thống nhất tập luyện trở lại từ ngày 18-5 và thi đấu vào tháng 6 (có thể chọn 8-10 SVĐ trung lập, đảm bảo an toàn). Dự kiến nước Anh có thể dỡ bỏ các quy định hạn chế vào thứ năm tới, 1 ngày sau đó Premier League sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Cùng ngày, 20 CLB Serie A cũng thống nhất tương tự. Còn từ hôm nay 4-5, tại Tây Ban Nha các cầu thủ được phép tiến hành các hoạt động tập luyện cá nhân và đích thân Thủ tướng Sanchez khẳng định từ ngày 5 đến 12-6 La Liga sẽ trở lại trên sân không khán giả.
Còn Bundesliga tuy lùi ngày trở lại đến 16-5 thay vì 9-5 nhưng vẫn sẽ là giải đấu tái khởi động sớm nhất ở châu Âu.
Trung Dũng