Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài học Thái Lan

10:05, 06/05/2020

Hy sinh AFF Cup để làm nên lịch sử lần đầu tiên có mặt ở vòng loại cuối cùng của 12 đội tuyển hàng đầu châu Á tranh 4,5 suất đến World Cup, nhưng sau đó rồi sao nữa? 4 năm trước, Thái Lan từng dồn sức cho tham vọng lớn này và đã phải trả giá cho đến tận nay.

Hy sinh AFF Cup để làm nên lịch sử lần đầu tiên có mặt ở vòng loại cuối cùng của 12 đội tuyển hàng đầu châu Á tranh 4,5 suất đến World Cup, nhưng sau đó rồi sao nữa? 4 năm trước, Thái Lan từng dồn sức cho tham vọng lớn này và đã phải trả giá cho đến tận nay.

Ở vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á, đội tuyển Thái Lan vượt qua Iraq, Việt Nam, Đài Loan để giành ngôi đầu đi tiếp. Tại vòng loại thứ 3 (12 đội chia 2 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt từ tháng 9-2016 đến tháng 9-2017), đội quân của HLV Kiatisak nằm ở bảng B cùng với “ngũ anh hào”: Nhật Bản, Saudi Arabia, Australia, UAE, Iraq và không thắng nổi 1 trận, nhận đến 8 thất bại và chỉ có 2 trận hòa trên sân nhà, đứng bét bảng (kém đội áp chót Iraq đến… 9 điểm). Giấc mơ lớn của người Thái bị tạt gáo nước đá lạnh ngắt khi cho thấy trình độ quá chênh lệch so với tốp đầu châu lục. HLV Kiatisak lập tức bị cách chức và đội tuyển xứ Chùa Vàng trải qua cuộc khủng hoảng dài trên băng ghế chỉ đạo cho đến trước khi HLV Nishino đến vào năm ngoái.

Việt Nam hoàn toàn có thể có kết quả tương tự nếu vào vòng loại thứ 3 World Cup. Ngoài cái tiếng “lịch sử” thì lợi ích duy nhất của việc đi tiếp là được cọ xát với những “đại gia” châu lục và suất vé trực tiếp dự vòng chung kết Asian Cup 2023 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi dừng bước ở vòng loại World Cup thì cơ hội dự Cúp châu Á vẫn rộng mở khi ở vòng loại cuối cùng Asian Cup 2023 còn đến 12 vé cho 24 đội. Đây là con đường mà đội tuyển Việt Nam đã đến vòng chung kết Asian Cup 2019 và vào đến tứ kết tại UAE. Do đó, có nhất thiết đánh đổi cơ hội đoạt chiếc cúp vô địch AFF Cup thứ 3 bằng cuộc chơi biết chắc không có “cửa”?

Trần Đỗ

Tin xem nhiều