Trái với 4 phương án đưa ra trước đó (Thai League sẽ được nối lại vào ngày 30-5, 2-6, 1-7 hoặc 1-8), cuộc họp giữa Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) và các CLB hôm 14-4 đã đi đến quyết định: Giải vô địch quốc gia sẽ lùi hẳn cho đến tháng 9 và kéo dài sang năm 2021. Với 16 đội, Thai League 2020 đã diễn ra được 4 vòng, còn 26 vòng, nếu thi đấu vắt qua 2 năm hoàn toàn có thể bố trí khoảng nghỉ vào cuối năm để đội tuyển Thái Lan tham dự AFF Cup.
Trái với 4 phương án đưa ra trước đó (Thai League sẽ được nối lại vào ngày 30-5, 2-6, 1-7 hoặc 1-8), cuộc họp giữa Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) và các CLB hôm 14-4 đã đi đến quyết định: Giải vô địch quốc gia sẽ lùi hẳn cho đến tháng 9 và kéo dài sang năm 2021. Với 16 đội, Thai League 2020 đã diễn ra được 4 vòng, còn 26 vòng, nếu thi đấu vắt qua 2 năm hoàn toàn có thể bố trí khoảng nghỉ vào cuối năm để đội tuyển Thái Lan tham dự AFF Cup.
V.League 2020 đang ở thế tiến không được, lùi không xong. Trong ảnh: Công Phượng đi bóng trong trận TP.HCM thắng Thanh Hóa 1-0 ở vòng 2 V.League 2020 trên sân Thống Nhất |
Quyết định này thật ra không quá bất ngờ, bởi một ngày trước đó Chủ tịch FAT Somyot đã tiết lộ ý định muốn chuyển lịch đấu mùa giải theo bóng đá châu Âu (bắt đầu vào tháng 9 năm này và kết thúc vào tháng 5 năm sau). Với tình hình dịch bệnh Covid-19, người Thái đã hiện thực hóa luôn cuộc cải cách. Theo người đứng đầu Hiệp hội Bóng đá Thái Lan, với quãng thời gian thi đấu này sẽ giúp tránh được mùa mưa ở Đông Nam Á, nhưng quan trọng hơn là thị trường giao dịch của làng cầu sẽ phù hợp với châu Âu, tạo thuận lợi cho CLB đàm phán, thu hút cầu thủ, HLV chất lượng theo hợp đồng quốc tế. Ông Somyot cũng chỉ ra các yếu tố bất lợi khi mùa giải quốc nội vắt qua 2 năm, đó là sẽ “đụng” các giải đấu khu vực như: SEA games, AFF Cup khiến các đội tuyển quốc gia không có lực lượng mạnh nhất (CLB không chịu “nhả” quân), qua đó giảm tầm ảnh hưởng của bóng đá Thái Lan ở ASEAN. Thậm chí người Thái còn tính xa hơn, đó là trên sóng truyền hình Thai League sẽ phải cạnh tranh với các giải đấu hàng đầu thế giới như: Ngoại hạng Anh, UEFA Champions League…, khiến khán giả ít quan tâm hơn, ảnh hưởng đến giá trị bản quyền truyền hình. Và thêm một quan ngại là thị trường giao dịch, mua bán cầu thủ với các giải đấu hàng đầu Đông Á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (vốn cũng có lịch đấu trong 1 năm) sẽ khó khăn hơn (vì không tương thích về kỳ chuyển nhượng). Theo Chủ tịch FAT, đây là thay đổi mang tính lịch sử vì lợi ích cao nhất của nền bóng đá Thái Lan, nên chắc những vấn đề nêu trên đã được xem xét cẩn thận trước khi đi đến quyết định.
Trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường, không biết đến bao giờ chấm dứt như hiện nay, VFF và VPF có lẽ nên suy nghĩ, cân nhắc phương án chọn lựa của người Thái. Thay vì cứ phập phồng, thấp thỏm V.League có thể trở lại vào tháng 5, 6, 7 hay 8, cứ lùi hẳn đến tháng 9, chấp nhận mùa bóng vắt qua 2 năm. Điều này sẽ giúp giải vẫn giữ nguyên lịch đấu 2 lượt đã sắp xếp; các CLB yên tâm, chủ động tính toán kế hoạch tập luyện trở lại; đồng thời có thể đàm phán, thỏa thuận lại hợp đồng với cầu thủ, thậm chí cho ngoại binh về nước, qua đó giảm thiểu gánh nặng chi phí cứ duy trì đội bóng, trả lương để… chờ mà không biết thi đấu trở lại lúc nào.
Cũng không quá e ngại ảnh hưởng đến đội tuyển quốc gia khi mới đây Phó chủ tịch FIFA Montagliani, người đứng đầu nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ tư vấn về thời điểm tổ chức lại bóng đá cho biết có thể dời tất cả các giải đấu cấp đội tuyển quốc gia sang năm 2021 (thay vì tháng 9 như dự định) vì việc bay đi bay lại giữa các nước sẽ rất nguy hiểm. Tương tự, AFC cũng vừa quyết định hoãn vô thời hạn AFC Cup, thay vì trở lại vào tháng 5, tháng 6.
Trong quá khứ, Giải VĐQG của Việt Nam cũng đã từng có 2 mùa liên tiếp tổ chức thi đấu vắt qua 2 năm, đó là mùa giải 2000-2001 (thi đấu từ ngày 3-12-2000 đến 27-5-2001) và mùa giải 2001-2002 (từ ngày 2-12-2001 đến 12-5-2002).
Trần Đỗ