Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, ngay sau Olympic Roma, còn ASEAN Para Games chỉ mới có từ năm 2001, sau SEA Games 26 ở Malaysia. Tuy nhiên, sau 9 kỳ liên tục đều đặn Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á đã gặp trắc trở.
Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, ngay sau Olympic Roma, còn ASEAN Para Games chỉ mới có từ năm 2001, sau SEA Games 26 ở Malaysia. Tuy nhiên, sau 9 kỳ liên tục đều đặn Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á đã gặp trắc trở.
Theo kế hoạch ban đầu, Para Games 10 diễn ra từ ngày 18 đến 24-1-2020 (gần 1 tháng sau SEA Games 30) nhưng Philippines đã lùi thời điểm sang tháng 3 vì thiếu kinh phí. Tiếp đó, ngày 10-2, nước chủ nhà lại lần thứ 2 thông báo hoãn đến tận tháng 10-2020. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn, tốn kém cho các đoàn thể thao người khuyết tật trong khu vực. Sau khi Para Games bị hoãn lần đầu, Tổng cục TDTT đã phải bổ sung 5-7 tỷ đồng để kéo dài thời gian tập luyện của 8 đội tuyển với 102 VĐV và sau đó phải giải tán.
Với tình hình đại dịch Covid-19, nhiều phần chắc Philippines sẽ nhân cơ hội “xù” luôn ASEAN Para Games. Với việc Paralympic cũng chuyển sang năm 2021, đây là thiệt thòi rất lớn cho các VĐV người khuyết tật Việt Nam và Đông Nam Á, bởi các sân chơi thể thao không chỉ là nơi rèn luyện ý chí vượt lên số phận mà còn là kế mưu sinh.
Phương Duy