Dù mới hội quân trở lại vào tối 16-2 nhưng chiều nay 17-2 các nhà nữ vô địch Đông Nam Á và SEA Games sẽ có trận đấu với đội bóng tập hợp của những cựu cầu thủ nam. HLV Mai Đức Chung cho rằng để chuẩn bị đối phó với tuyển nữ Australia có thể hình và sức mạnh vượt trội thì việc cọ xát với các đội bóng nam mạnh là cần thiết. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế khi vì dịch Covid-19, VFF không thể tìm được "quân xanh" nữ chất lượng nào đến Việt Nam đá giao hữu.
Dù mới hội quân trở lại vào tối 16-2 nhưng chiều nay 17-2 các nhà nữ vô địch Đông Nam Á và SEA Games sẽ có trận đấu với đội bóng tập hợp của những cựu cầu thủ nam. HLV Mai Đức Chung cho rằng để chuẩn bị đối phó với tuyển nữ Australia có thể hình và sức mạnh vượt trội thì việc cọ xát với các đội bóng nam mạnh là cần thiết. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế khi vì dịch Covid-19, VFF không thể tìm được “quân xanh” nữ chất lượng nào đến Việt Nam đá giao hữu.
Cũng e ngại trước tầm vóc và sức mạnh của các cô gái xứ Kangaroo, ông Chung đã bổ sung thêm 2 cầu thủ có nền tảng thể lực bền bỉ và lì lợm là Hồ Thị Quỳnh và Đinh Thị Thùy Dung. Trong đó đây là lần đầu tiên tiền vệ 26 tuổi Hồ Thị Quỳnh của Hà Nội được lên tuyển; còn Thùy Dung vì chấn thương sát ngày lên đường đã phải lỡ hẹn với SEA Games 30. Với hậu vệ 22 tuổi nhưng đã chơi 4 mùa Giải vô địch quốc gia trong màu áo TKS Việt Nam, bên cánh trái Bích Thùy sẽ được về vị trí tiền vệ để gia tăng sức tấn công.
Tuy nhiên khác biệt lớn nhất của tuyển nữ Việt Nam ở 2 trận play-off sắp tới so với vòng loại cuối cùng Olympic 2020 tại Hàn Quốc vừa qua là sự trở lại của “lá chắn thép” cao 1,66m Chương Thị Kiều. Không có Kiều vì chưa bình phục chấn thương sau SEA Games, ở 2 trận gặp tuyển nữ Myanmar và Hàn Quốc Hoàng Thị Loan phải cáng đáng vai trò trung vệ cùng Hồng Nhung, khiến hàng thủ chưa thực sự an tâm. Nhiều khả năng Chương Thị Kiều đã là “Quả bóng vàng” nữ Việt Nam 2019, nếu giải thưởng này không hoãn vì dịch Covid-19.
Trong hơn 2 tuần tập luyện trong nước đợt này, các cầu thủ nữ sẽ được chú trọng các bài tập nâng cao về thể lực, sức va trong đối kháng, đặc biệt là khả năng chống bóng bổng, hạn chế sở trường tấn công bằng bóng dài của nữ Australia. Dự kiến vào ngày 2 hoặc 3-3, đội sẽ bay sang Australia để thi đấu trận lượt đi vào ngày 6-3. Địa điểm diễn ra trận đấu này cũng ở Sydney, bang New South Wales nhưng không phải sân Campbelltown, nơi Australia tổ chức bảng B vòng loại cuối cùng Olympic vừa qua, mà là sân Newcastle International Sports Centre có sức chứa đến 33 ngàn khán giả. Trận lượt về vào ngày 11-3 dự kiến sẽ diễn ra trên sân Cẩm Phả vừa được CLB Than QN của “bầu” Hùng (cũng là trưởng đoàn, “ông bầu” của đội tuyển nữ Việt Nam) nâng cấp lên 20 ngàn chỗ ngồi, tuy nhiên VFF vẫn đang cân nhắc và còn phải được sự chuẩn y của AFC.
Chưa đá play-off với tuyển nữ Việt Nam nhưng Australia đã ấn định lịch đấu giao hữu với nhà đương kim vô địch thế giới Mỹ vào ngày 10-4 và 4 ngày sau đó là tuyển nữ Canada, hạng 8 thế giới, để…chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020 (!)
Trường Xuyên