Cơn khát vàng trong ngày thi đấu thứ 4 của đoàn thể thao Việt Nam đến tận cuối buổi chiều mới được giải khi Đinh Phương Thành bảo vệ ngôi quán quân ở nội dung xà kép thể dục dụng cụ, đồng thời lập luôn cú đúp ở nội dung xà đơn. Trong khi đồng đội của anh là Lê Thanh Tùng lại mất HCV nội dung nhảy chống từng giành được ở 2 kỳ SEA Games 2015, 2017 và cả xà đơn (chỉ có HCĐ). Thể dục dụng cụ kết thúc SEA Games 30 với thành tích chỉ 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ (so với SEA Games 29 là 5 HCV, 3 HCB), sau Malaysia 5 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ.
Cơn khát vàng trong ngày thi đấu thứ 4 của đoàn thể thao Việt Nam đến tận cuối buổi chiều mới được giải khi Đinh Phương Thành bảo vệ ngôi quán quân ở nội dung xà kép thể dục dụng cụ, đồng thời lập luôn cú đúp ở nội dung xà đơn. Trong khi đồng đội của anh là Lê Thanh Tùng lại mất HCV nội dung nhảy chống từng giành được ở 2 kỳ SEA Games 2015, 2017 và cả xà đơn (chỉ có HCĐ). Thể dục dụng cụ kết thúc SEA Games 30 với thành tích chỉ 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ (so với SEA Games 29 là 5 HCV, 3 HCB), sau Malaysia 5 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ.
Đinh Phương Thành (giữa) bảo vệ ngôi quán quân ở nội dung xà kép thể dục dụng cụ, đồng thời lập luôn cú đúp ở nội dung xà đơn |
Tối 4-12, đường đua xanh Philippines bắt đầu dậy sóng với 7 đợt bơi chung kết đầu tiên. Kình ngư Nguyễn Huy Hoàng đã mở hàng cho bơi lội Việt Nam với HCV nội dung 400m tự do. Chỉ hơn Welson Sim của Malaysia 1 sải tay, với thành tích 3’49”08 Huy Hoàng cũng phá kỷ lục của chính VĐV Malaysia lập khi đoạt HCV 2 năm trước. Tiếp đó, “cô gái vàng” Nguyễn Thị Ánh Viên đã mở đầu chiến dịch chinh phục 8 HCV của mình bằng việc kỳ SEA Games thứ 2 liên tiếp bảo vệ tấm HCV 200m hỗn hợp, dù thành tích kém xa kỷ lục 2’13’’53 của mình 4 năm trước.
Giành thêm 4 HCV cùng 5 HCB (Nguyễn Thị Vân, Phạm Tuấn Anh (cử tạ), Phạm Thành Bảo, Lê Nguyễn Paul, tiếp sức 4x200m tự do nam (bơi) và 7 HCĐ, đoàn thể thao Việt Nam được 27 HCV, 32 HCB, 33 HCĐ vẫn xếp thứ 2 toàn đoàn sau chủ nhà Philippines (đã vượt mốc 100 huy chương).
Phương Duy (từ Philippines)