Có những tấm HCV là điểm son. Đó là của Lý Hoàng Nam sau trận chung kết đơn nam quần vợt toàn VĐV Việt, là HCV bóng bàn đôi nam SEA Games sau tròn 10 năm của Nguyễn Anh Tú - Đoàn Bá Tuấn Anh.
Có những tấm HCV là điểm son. Đó là của Lý Hoàng Nam sau trận chung kết đơn nam quần vợt toàn VĐV Việt, là HCV bóng bàn đôi nam SEA Games sau tròn 10 năm của Nguyễn Anh Tú - Đoàn Bá Tuấn Anh.
Cũng có những chiếc HCĐ quý như vàng vì là lần đầu tiên giành được trong lịch sử, đó là của đội bóng rổ nam 3X3, của cô gái lần đầu tiên tham dự SEA Games Nguyễn Thị Phương Trinh ở 2 môn phối hợp (chạy 10km và đạp xe 40km)... Đặc biệt, năm nay các môn đi bằng hình thức xã hội hóa đã mang về hơn 20 HCV.
Bóng chuyền nam gây thất vọng nhất tại SEA Games 30 |
Có những thất bại đã được báo trước như ở cự ly 200m của “nữ hoàng tốc độ” Lê Tú Chinh (chỉ giành HCB) trước đối thủ gốc Mỹ nhập tịch Philippines Marie Knott. Hay của Nguyễn Văn Lai ở nội dung chạy 5.000m (cũng HCB) vì gánh nặng tuổi tác, Thạch Kim Tuấn ở hạng cân mới 61kg cử tạ...
Nhưng có những thất bại khó chấp nhận, nuốt trôi. Sau khi lên đỉnh Olympic với cú đúp “vàng, bạc” bắn súng ở Rio 2016, 2 kỳ SEA Games liên tiếp Hoàng Xuân Vinh chỉ có HCB trước các đối thủ trong khu vực. Với một xạ thủ dày dạn như anh thật khó chấp nhận lời giải thích: “Cuộc thi diễn ra khá lâu với những phát súng kéo dài khiến tôi gặp áp lực”. Từ “mỏ vàng” của TTVN trước đây, tại Philippines, bắn súng Việt Nam với chỉ 1 HCB, 1 HCĐ, đứng chót trong 6 nước tham dự, trong khi Indonesia đạt 7 HCV, Thái Lan 4 HCV và Philippines 3 HCV.
Cờ vua từng thống trị ở SEA Games 23 với trọn bộ 8 HCV, SEA Games 26 giành 6 HCV và gần nhất SEA Games 27: 2 HCV; nhưng lần này đi với “binh hùng tướng mạnh”: Quang Liêm, Trường Sơn, Anh Khôi, Thảo Nguyên... lại “trắng” vàng.
Tệ nhất và gây thất vọng nhất là bóng chuyền nam. Chẳng những không thể bảo vệ tấm HCB mà các cầu thủ còn toàn thua bạc nhược 0-3 trước Indonesia, Philippines và lần đầu tiên trong lịch sử thất bại cả trước Campuchia (2-3).
Trần Đỗ