Đó là công bố của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Theo bảng xếp hạng này, V.League có tổng cộng 19.715 điểm, xếp dưới 4 giải VĐQG trong khu vực của Thái Lan (hạng 8 châu Á với 59.638 điểm), Philippines (hạng 12 với 34.934 điểm), Singapore (hạng 16 với 28.567 điểm) và Malaysia (hạng 17 với 27.347 điểm).
Đó là công bố của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Theo bảng xếp hạng này, V.League có tổng cộng 19.715 điểm, xếp dưới 4 giải VĐQG trong khu vực của Thái Lan (hạng 8 châu Á với 59.638 điểm), Philippines (hạng 12 với 34.934 điểm), Singapore (hạng 16 với 28.567 điểm) và Malaysia (hạng 17 với 27.347 điểm).
Đây là điều khó chấp nhận, bởi trên bình diện đội tuyển quốc gia Việt Nam là nhà vô địch AFC, nằm trong tốp 8 châu lục (vào tứ kết Asian Cup 2019), còn đội tuyển U.23 và Olympic là á quân châu Á, hạng 4 Asiad. Thế nhưng lại là điều hợp lý bởi ở cấp CLB, bóng đá Việt Nam không thể chen chân tham dự AFC Champions League và cũng không giành được thành tích nào đáng kể ở AFC Cup.
Sau 19 năm thực hiện mô hình chuyên nghiệp, các CLB V.League vẫn không thể tự kiếm tiền nuôi sống mình; bản quyền truyền hình hầu như không đáng kể. Sau gần 2 thập kỷ, chưa có CLB nào hội đủ yếu tố chuyên nghiệp thực sự, từ có đủ cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, tài chính đến truyền thông, tiếp thị... Sai sót trọng tài, vấn nạn bạo lực, bóng đá tình cảm xin, cho điểm lặp đi lặp lại. Tính cạnh tranh giải VĐQG không cao khi hầu hết các CLB chỉ cốt giữ hạng chứ ít đội tham vọng vô địch...
Với việc 2 CLB Hà Nội và B.Bình Dương cùng vượt qua bán kết, biến trận chung kết AFC Cup 2019 khu vực Đông Nam Á thành “chuyện nội bộ” của V.League, thứ hạng của V.League sẽ được cải thiện. Nhưng sau mùa giải này, VFF và VPF cần có cuộc tổng kết toàn diện bóng đá chuyên nghiệp sau 20 năm, vạch ra chiến lược phát triển bền vững, bài bản hơn.
Phương Duy