Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài 3: Thần thiêng còn nhờ bộ hạ

10:06, 26/06/2019

Khả năng của nhà cầm quân người Hàn Quốc là điều không phải bàn cãi, nhưng liệu ông có gặt hái được những thành công nối tiếp thành công nếu không có cơ duyên đến với bóng đá Việt Nam (BĐVN) đúng vào thời điểm 2 lứa cầu thủ tài năng sinh 1995 (tiêu biểu là Công Phượng, Duy Mạnh…) và 1997 (lứa Quang Hải, Đình Trọng…)

[links()]Khả năng của nhà cầm quân người Hàn Quốc là điều không phải bàn cãi, nhưng liệu ông có gặt hái được những thành công nối tiếp thành công nếu không có cơ duyên đến với bóng đá Việt Nam (BĐVN) đúng vào thời điểm 2 lứa cầu thủ tài năng sinh 1995 (tiêu biểu là Công Phượng, Duy Mạnh…) và 1997 (lứa Quang Hải, Đình Trọng…)

HLV Park Hang-seo và các trợ lý tham mưu, giúp việc
HLV Park Hang-seo và các trợ lý tham mưu, giúp việc

đồng loạt vào độ chín? Đây là thế hệ được các “lò” HAGL, Hà Nội, PVF… đầu tư, đào tạo bài bản và trưởng thành từ cả những thành công và thất bại từ vòng chung kết U.19 châu Á 2014 ở Myanmar, 2016 ở Bahrain, World Cup U.20-2017 ở Hàn Quốc đến AFF Cup 2016 và 2 kỳ SEA Games 2015, 2017. Ở một môi trường khác, HLV Park không dễ có được thời vận đó. Công lao lớn của ông là đã thổi lửa “tinh thần Việt Nam”, đánh thức sự tự tin, qua đó khai phóng 100% sức mạnh, năng lực của các học trò; đồng thời xây dựng được một lối chơi mới, phù hợp. Đó là điều mà các đời HLV tiền nhiệm không làm được, ngoài Calisto ở AFF Cup 2008.

Nhưng HLV Park may mắn và thuận lợi hơn HLV Calisto 10 năm trước rất nhiều. Nhà cầm quân người Hàn Quốc là HLV nước ngoài thứ 9 của BĐVN trong 1/4 thế kỷ qua (kể từ năm 1995), nhưng là HLV duy nhất có được cả một ê-kíp tham mưu, giúp việc người đồng hương, từ trợ lý chuyên môn, HLV thể lực đến bác sĩ (các đời HLV ngoại trước thậm chí một “cận thần” do mình tự chọn cũng không có). “Thần thiêng nhờ bộ hạ”, không phải tự nhiên mà sau vòng loại U.23 châu Á 2020 vừa qua HLV Park Hang-seo đã nói lời cảm ơn với các trợ lý cũng như đội ngũ hậu cần. Có lúc đội ngũ trợ lý người Hàn Quốc tại ĐTVN và U.23 lên tới 5-6 người. Trong đó, cánh tay mặt và “bộ não” gắn bó từ ngày đầu với ông là trợ lý Lee Young-jin. Cựu tiền vệ tuyển Hàn Quốc từng dự 2 kỳ World Cup 1990 và 1994 khiêm tốn và thầm lặng này không chỉ là người tuyển trạch mà còn lên giáo án tập luyện, đối sách từng trận đấu. Ngoài “cận thần” Lee Young-jin, hiện ở ĐTQG ông Park còn có sự hỗ trợ của HLV thể lực Park Sung-gyun, bác sĩ thể thao nổi tiếng Choi Ju-young (từng chữa trị cho ngôi sao Park Ji-sung và Văn Thanh, Đình Trọng, Tuấn Anh); còn thay mặt ông ở đội U.23 là trợ lý Kim Han-yoon. Trước đó, trong chiến dịch AFF Cup 2018 là HLV thể lực Bae Ji-won; ở vòng loại U.23 châu Á 2020 vừa qua ông Park còn đề nghị giám đốc kỹ thuật CLB HAGL (hiện là HLV trưởng) Lee Tae-hoon lên tăng cường. Đó là chưa kể HLV thể lực người Brasil Fonseca.

Tóm lại, mọi yêu cầu, đề nghị về nhân sự giúp việc của HLV trưởng người Hàn Quốc đều được đáp ứng. Chính nhờ “bầu” Đức “gánh” khoản lương 20 ngàn USD của ông Park, VFF mới có kinh phí trang trải cho đội ngũ trợ lý nước ngoài hùng hậu, mà có lẽ cũng ở mức không kém. Tới đây, với bản hợp đồng mới tăng lương cho HLV trưởng, hẳn nhiên thù lao của ê-kíp trợ lý đồng hương ông Park, đặc biệt là trợ lý Lee Young-jin, cũng phải cao hơn. Nên nếu tính thì phải tính đúng, tính đủ. Phía đối tác, đại diện ông Park cũng như truyền thông trong nước đang “cầm đèn chạy trước ô tô” phải hiểu điều này.

Trước những thông tin Thái Lan “muốn có” HLV Park Hang-seo, đích thân chủ tịch Hiệp hội Bóng đá nước này đã lên tiếng phủ nhận một cách gay gắt và khẳng định ông Park “chưa bao giờ nằm trong kế hoạch” của FAT. Còn báo chí xứ Chùa Vàng gọi mức lương 100 ngàn USD/tháng mà một số trang mạng Việt Nam cho rằng Thái Lan “chiêu dụ’ ông Park là… phi lý.

Minh Chung

Kỳ cuối: Ông Park chưa vội, có phải vì lương?

Tin xem nhiều