280 ngàn USD (khoảng 7 tỷ đồng) cho 2 trận đấu, tức phải bỏ ra gần 39 triệu đồng để xem 1 phút đá bóng. Bản quyền truyền hình của World Cup 2022 chăng? Không, đó là Giải đấu giao hữu King's Cup 2019 của Thái Lan.
280 ngàn USD (khoảng 7 tỷ đồng) cho 2 trận đấu, tức phải bỏ ra gần 39 triệu đồng để xem 1 phút đá bóng. Bản quyền truyền hình của World Cup 2022 chăng? Không, đó là Giải đấu giao hữu King’s Cup 2019 của Thái Lan.
Giờ mới ngã ngửa, những người làm bóng đá Thái quá “cáo”. Việc thay đổi thể thức thi đấu, lựa chọn đối thủ và những tranh cãi ồn ào, những lời thách đấu, thậm chí những tuyên bố đầy tính ăn thua từ quan chức đến HLV, cầu thủ như “phục thù”, “đòi nợ”, “sẽ cho Việt Nam nếm mùi thất bại để biết ai mới là số 1 Đông Nam Á”… không phải vì Thái Lan cay cú, muốn thắng Việt Nam bằng được (họ đã thua trên bình diện ĐTQG trong 10 năm qua bao giờ đâu?). Tất cả chỉ nhằm thổi sức nóng, qua đó thổi giá bản quyền truyền hình của giải đấu.
Và cuối cùng họ đã thành công, cái giá trên đã tăng vọt gấp 7 lần so với các King’s Cup trước (chỉ trên dưới 40 ngàn USD), thậm chí có giải Thái Lan còn phát sóng miễn phí, bởi chẳng có đài truyền hình nước nào bỏ tiền mua một giải giao hữu ở Đông Nam Á (người Thái còn rất biết cách làm “nóng” thị trường trong nước khi ngoài Việt Nam, họ mời Ấn Độ là đội lần đầu tiên đã thắng Thái Lan, lại thắng đậm 4-1 ở VCK Asian Cup 2019 hồi đầu năm, khiến HLV Rajevac bị sa thải ngay sau trận ra quân).
Đành rằng, ông Park Hang-seo và đội tuyển nước nhà đang rất “hot”, rất được quan tâm theo dõi nên chắc đơn vị mua bản quyền truyền hình chẳng lỗ mà còn lời bởi nguồn thu lại từ quảng cáo. Nhưng đây chỉ là 2 trận giao hữu mang tính thử nghiệm, lại là giải đấu của người Thái, có lãng phí và nhất thiết bỏ đống tiền? Hớ và rơi “bẫy” rồi!
Đông Kha