Qua 16 kỳ giải trước chỉ mới có 8 đội tuyển trong 46 thành viên của AFC bước lên đỉnh cao châu Á, liệu Asian Cup 2019 sẽ có nhà vô địch mới?
Qua 16 kỳ giải trước chỉ mới có 8 đội tuyển trong 46 thành viên của AFC bước lên đỉnh cao châu Á, liệu Asian Cup 2019 sẽ có nhà vô địch mới?
Lịch sử giải đấu cho thấy đây là cuộc chiến giữa 2 khu vực Tây Á (9 chức vô địch) và Đông Á (6). Chỉ có duy nhất “lính mới” Australia một lần chen chân khi là chủ nhà 4 năm trước. Thành tích tốt nhất của Nam Á và Đông Nam Á là vị trí á quân của Ấn Độ 1964 và Miến Điện (nay là Myanmar) 1968. Trong khi đó, thành tích tốt nhất của Trung Á chỉ là vị trí thứ 4 của Uzbekistan ở Asian Cup 2011.
Tuy nhiên, trong 5 VCK gần nhất, Tây Á chỉ đăng quang đúng 1 lần (Iraq 2007), còn Nhật Bản hoàn toàn thống trị với 3 lần lên ngôi (cứ vào chung kết là Nhật vô địch). Với đến 12 tuyển thủ đang chơi tại các giải đấu hàng đầu châu Âu, đội tuyển xứ Phù Tang được các nhà cái đánh giá tiếp tục là ứng viên hàng đầu cùng với đội bóng số 1 châu Á trên bảng xếp hạng FIFA Iran với tỷ lệ cược vô địch là 9/2. Hàn Quốc đã gần 6 thập kỷ chưa bước lên ngôi cao nhất kể từ lần cuối 1960 nhưng với tấm HCV Asian 2018, cùng với việc tiếp tục triệu hồi danh thủ Son Heung-min cho thấy tham vọng nghiêm túc, nên là ứng viên sáng giá thứ 3. Xếp sau là ĐKVĐ Australia và Saudi Arabia.
Có thể làm nên bất ngờ là Qatar, Uzbekistan và chủ nhà UAE. Tuy nhiên, theo giới am hiểu bóng đá lục địa vàng, rất khó để xuất hiện một vị tân vương.
Trường Xuyên