Báo Đồng Nai điện tử
En

"5 sao" cho Nhật Bản hay lịch sử gọi tên Qatar?

10:01, 30/01/2019

Ở một VCK được đánh giá là chiến thuật phòng ngự, phản công lên ngôi, nhưng 2 trận bán kết lại có tỉ số đậm đến bất ngờ (Nhật Bản - Iran 3-0, Qatar - UAE 4-0). Lần thứ 6 trong 17 kỳ Asian Cup, trận chung kết là cuộc đối đầu giữa đại diện 2 khu vực Đông - Tây Á, trong đó Tây Á thắng đến 4 lần và chỉ 2 lần Đông Á nâng cúp (đều là chiến thắng của Nhật trước Saudi Arabia).

Ở một VCK được đánh giá là chiến thuật phòng ngự, phản công lên ngôi, nhưng 2 trận bán kết lại có tỉ số đậm đến bất ngờ (Nhật Bản - Iran 3-0, Qatar - UAE 4-0). Lần thứ 6 trong 17 kỳ Asian Cup, trận chung kết là cuộc đối đầu giữa đại diện 2 khu vực Đông - Tây Á, trong đó Tây Á thắng đến 4 lần và chỉ 2 lần Đông Á nâng cúp (đều là chiến thắng của Nhật trước Saudi Arabia).

Với người Nhật đây là lần thứ 5 họ vào chơi trận cuối cùng (cả 4 lần trước đều đăng quang), còn Qatar đây mới là lần đầu tiên (thành tích cao nhất chỉ là 2 lần vào tứ kết vào năn 2000 và 2011 trên sân nhà - thua chính Nhật Bản 2-3). Sẽ là cuộc đối đầu rất thú vị giữa 2 trường phái bóng đá hoàn toàn khác biệt. Với chiến thuật linh hoạt, thực dụng, “tùy cơ ứng biến”, không dễ để chỉ ra Nhật Bản mạnh nhất ở tuyến nào nhưng càng khó thấy đâu là điểm yếu của họ. Trong khi đó, Qatar là bất ngờ lớn nhất và là đội bóng có lối chơi hiện đại, thuyết phục nhất. Không chỉ có hàng công mạnh nhất, dẫn đầu với 16 bàn thắng, trong đó chân sút số 19 Almoez Ali cầm chắc danh hiệu “vua phá lưới” sau khi san bằng kỷ lục 8 bàn của huyền thoại Iran Ali Daei lập tại VCK Asian Cup 1996; mà Qatar còn là đội duy nhất vẫn chưa bị thủng lưới sau 6 trận.

Đội bóng xứ Phù Tang sẽ nối dài sự thống trị làng cầu châu Á với chiếc cúp thứ 5 hay sẽ là lần đầu tiên cho nước chủ nhà World Cup 2022 cùng thành tích “vô tiền khoáng hậu” nhà vô địch không thủng lưới bàn nào?

Trần Đỗ

Tin xem nhiều
Nhà Hàng Dragon Palace tin alma mới nhất