Nói đây là trận chung kết sớm là do trước khi bóng lăn Iran và Nhật Bản được các nhà cái đánh giá là 2 ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch và cũng là 2 đội có nhiều cầu thủ thi đấu ở châu Âu nhất (Nhật 12, Iran 9).
Nói đây là trận chung kết sớm là do trước khi bóng lăn Iran và Nhật Bản được các nhà cái đánh giá là 2 ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch và cũng là 2 đội có nhiều cầu thủ thi đấu ở châu Âu nhất (Nhật 12, Iran 9).
Tuy nhiên thực tế đội bóng xứ Phù Tang gây khá nhiều thất vọng so với những trông đợi vào đại diện châu Á duy nhất vào vòng 16 đội World Cup mùa hè vừa qua tại Nga. Nếu Iran thể hiện phong độ và lối chơi “quá nhanh, quá nguy hiểm” với 12 bàn thắng và là một trong 2 đội (cùng Qatar) vẫn chưa thủng lưới; thì 5 trận qua Nhật Bản thể hiện bộ mặt thiếu thuyết phục với những chiến thắng nhọc nhằn, cách biệt tối thiểu 1 bàn. Lối chơi do HLV Moriyasu xây dựng bị chính người Nhật chỉ trích là quá thực dụng. Chính vì vậy, dù giờ đây các “Samurai xanh” là đại diện duy nhất ngoài Tây Á còn lại nhưng ít người dám đặt cược họ sẽ vượt qua Iran để có mặt ở chung kết và nối dài kỷ lục 5 lần vô địch.
Tuy nhiên, đây là cuộc đối đầu đỉnh cao châu Á không thể bỏ qua. Một cuộc chiến “Đông tà Tây độc” giữa một Iran phóng khoáng, tốc độ như cơn lốc và một Nhật Bản đầy toan tính, chậm rãi như... trà đạo. Chắc chắn người Nhật sẽ áp dụng triết lý “lấy tịnh khắc động” và khi ấy đội bóng xứ “Ngàn lẻ một đêm” rất có thể mất ngủ vì khát khao chức vô địch thứ 4 sau 43 năm chờ đợi mà mải mê xông lên.
Trần Đỗ