Vô tình hay có tính toán mà sau 9 tháng bị trì hoãn, Đại hội VFF khóa VIII được tổ chức đúng vào thời điểm đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup. Càng ngạc nhiên khi VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp, bóng đá là môn thể thao đông đảo quần chúng quan tâm nhất, nhưng đại hội lại đóng cửa với truyền thông, các ứng viên không được trình bày đường hướng tranh cử.
Vô tình hay có tính toán mà sau 9 tháng bị trì hoãn, Đại hội VFF khóa VIII được tổ chức đúng vào thời điểm đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup. Càng ngạc nhiên khi VFF là tổ chức xã hội nghề nghiệp, bóng đá là môn thể thao đông đảo quần chúng quan tâm nhất, nhưng đại hội lại đóng cửa với truyền thông, các ứng viên không được trình bày đường hướng tranh cử.
Không có gì ngạc nhiên khi Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Lê Khánh Hải đắc cử chức Chủ tịch VFF với 100% phiếu bởi chỉ có “mình ên”. Tân Chủ tịch bày tỏ: “Lúc này tôi chưa nói được các kế hoạch sắp tới”(!?!). Cũng chẳng bất ngờ khi đương kim Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn tái đắc cử trước 2 đối thủ cấp dưới Dương Vũ Lâm (Trưởng Văn phòng VFF phía Nam) và Phạm Ngọc Viễn (Trưởng ban Bóng đá chuyên nghiệp), hay cựu Tổng giám đốc VPF Cao Văn Chóng vượt qua 2 ông Tổng biên tập trong vị trí Phó chủ tịch truyền thông.
Nhưng quá lạ lùng là chiếc ghế phó chủ tịch tài chính. Sau 2 lần bầu (lần đầu không ứng viên nào quá bán) ông Cấn Văn Nghĩa vượt qua cả 3 doanh nhân có tiềm lực và tâm huyết. Lạ lùng vì khi còn là Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (ông Nghĩa vừa về hưu), ông Nghĩa để đơn vị của mình quản lý nợ tiền thuê đất 314 tỷ đồng, bị truy thu thuế hơn 69 tỷ đồng, không có khả năng chi trả. Trong khi lấy đất cho thuê, kinh doanh trái mục đích, bộ phải yêu cầu thu hồi. Một nhân vật nhiều tai tiếng về tài chính, làm ăn, nay lại ôm mảng tiền nong của VFF?
Trần Đỗ