Rất nhiều người cho rằng đối thủ của Việt Nam ở chung kết là Malaysia thay vì ĐKVĐ Thái Lan, "dễ thở" hơn hẳn, nhất là chúng ta đã thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng. Tuy nhiên, tái đấu với một bại tướng trong giải thường rất khó đá. Đặc biệt, Malaysia lại có rất nhiều duyên nợ, là "bóng ma" ám ảnh nhiều lần trong quá khứ với Việt Nam.
Rất nhiều người cho rằng đối thủ của Việt Nam ở chung kết là Malaysia thay vì ĐKVĐ Thái Lan, “dễ thở” hơn hẳn, nhất là chúng ta đã thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng. Tuy nhiên, tái đấu với một bại tướng trong giải thường rất khó đá. Đặc biệt, Malaysia lại có rất nhiều duyên nợ, là “bóng ma” ám ảnh nhiều lần trong quá khứ với Việt Nam.
Tại AFF Cup, chúng ta từng 2 lần bị người Mã chặn đứng ở bán kết. Ngoài trận thua ngược 2-4 “không thể lý giải” ở bán kết lượt về tại Mỹ Đình vào năm 2014, năm 2010 khi ĐT Việt Nam của HLV Calisto là ĐKVĐ cũng đã bị Malaysia loại trên đường họ vào chung kết và lần đầu tiên lên ngôi (thua 0-2 Bukit Jalil và hòa 0-0 lượt về tại Mỹ Đình).
Tuy nhiên, nỗi ám ảnh lớn nhất là tại SEA Games 2009 trên đất Lào. Năm ấy, cũng dưới sự dẫn dắt của HLV Calisto, U.23 Việt Nam cũng thắng Malaysia 3-1 rất dễ dàng ở vòng bảng. Cũng chính người Mã đã tự tay loại ĐKVĐ Thái Lan và gặp lại chúng ta ở trận chung kết. SVĐ quốc gia Lào phủ đỏ, biến thành “chảo lửa Mỹ Đình giữa lòng Vientiane” với niềm tin “không vàng bây giờ thì bao giờ”. Tuy nhiên bằng cách đá chỉ tập trung phá lối chơi đối phương của HLV “lão nông” Rajagopal, cùng chấn thương vai của thủ môn Tấn Trường mà HLV Calisto không dám thay người, Việt Nam đã thua tức tưởi bởi pha chạm bóng phản lưới nhà của trung vệ Mai Xuân Hợp. Chứng nhân trận cầu 9 năm trước ấy vẫn còn Trọng Hoàng (phía Malaysia là tiền đạo đã có 5 bàn thắng Talaha và HLV hiện tại Tan Cheng Hoe từng là trợ lý của ông Rajagopal).
Không chỉ vậy, kẻ “chết hụt thường sống dai”, mà từ đầu giải “hổ vàng” đã 2 lần “thoát chết” trước Myanmar ở vòng bảng và Thái Lan ở bán kết lượt về.
Trần Đỗ