AFF Cup lần thứ 12 là kỳ giải đầu tiên mở rộng từ 8 lên 10 đội. Qua 20 trận đấu có tổng cộng 65 bàn thắng được ghi, bình quân 3,25 bàn trận, tăng nhiều so với con số bình quân giải đấu 2 năm trước (chỉ 2,66 bàn/trận).
AFF Cup lần thứ 12 là kỳ giải đầu tiên mở rộng từ 8 lên 10 đội. Qua 20 trận đấu có tổng cộng 65 bàn thắng được ghi, bình quân 3,25 bàn trận, tăng nhiều so với con số bình quân giải đấu 2 năm trước (chỉ 2,66 bàn/trận).
Trong đó số bàn thắng ở bảng B nhiều hơn hẳn: 36 bàn so với 29 bàn của bảng A, chủ yếu do Timor Leste quá yếu và ngây thơ (đội bóng này trở thành “rổ đựng bóng” với số lần thủng lưới nhiều nhất: 19 bàn). Với 8 pha lập công, trong đó có cú double hat-trick, tiền đạo Thái Lan Adisak bỏ xa chân sút thứ nhì là Talaha của Malaysia (mới có 4 pha lập công), không chỉ hầu như cầm chắc danh hiệu “chiếc giày vàng” mà hoàn toàn có khả năng phá kỷ lục 10 bàn của “vua phá lưới” Noh Alam Shah (Singapore) lập tại AFF Cup 2007.
4 đội vào bán kết: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines phản ánh đúng cục diện hiện tại của bóng đá Đông Nam Á và đúng như dự báo trước giải. Việc đương kim á quân Indonesia bị loại là do những vấn đề nội tại của bóng đá quốc gia này (cựu tuyển thủ nội chưa từng có kinh nghiệm thay HLV ngoại trước giải, Liga 1 vẫn diễn ra…). Thất bại “tâm phục khẩu phục” 0-3 trước Malaysia, khiến đội đồng hạng ba 2 năm trước (cùng với Việt Nam) Myanmar cũng không có gì nuối tiếc khi dừng bước. Chỉ hơi tiếc cho Singapore, dưới sự dẫn dắt của cựu danh thủ Fandi Ahmad, đội tuyển nước này đã thể hiện một lối chơi nhiều cảm xúc, giàu cống hiến hơn hẳn 2 kỳ AFF Cup trước, nhưng không may cho họ là phải làm khách và thất bại trước đối thủ trực tiếp Philippines. Campuchia cũng rất tiến bộ, có những cá nhân xuất sắc, thu hẹp đáng kể khoảng cách với nhóm các đội chiếu trên, nhưng đẳng cấp vẫn là khác biệt.
Trần Đỗ